Visa nông nghiệp Úc (Visa 403) đang là một trong những từ khóa “hot” trong thời gian gần đây. Đặc biệt, đối với những người đang có kế hoạch làm việc và định cư tại Úc, đây thực sự là cơ hội không thể bỏ lỡ. Vậy Visa 403 là gì? Chi phí đi Úc làm nông nghiệp bao nhiêu? Điều kiện để xin visa nông nghiệp Úc là gì? Lợi ích mà Visa này mang lại là gì? Tất cả những thông tin này sẽ được Đăng Quang Travel chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây!
Visa nông nghiệp Úc (Visa 403) đang là một trong những từ khóa “hot” trong thời gian gần đây. Đặc biệt, đối với những người đang có kế hoạch làm việc và định cư tại Úc, đây thực sự là cơ hội không thể bỏ lỡ. Vậy Visa 403 là gì? Chi phí đi Úc làm nông nghiệp bao nhiêu? Điều kiện để xin visa nông nghiệp Úc là gì? Lợi ích mà Visa này mang lại là gì? Tất cả những thông tin này sẽ được Đăng Quang Travel chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây!
Theo thông báo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Úc, thì 3/2022 riêng ngành trồng trọt tại Úc đã thiếu tới 30.000 nhân lực. Chưa kể các ngành khác như: chăn nuôi, chế biến thịt, sữa,… cũng đang thiếu hụt lớn. Vì vậy, với visa nông nghiệp 403 này, công nhân sẽ được tuyển dụng để làm việc trong ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Cụ thể là:
Khi nào tôi có thể nộp đơn xin Visa nông nghiệp Úc?
Visa Nông nghiệp Úc sẽ sớm được hoàn thiện để được áp dụng trước mùa vụ nông nghiệp gần nhất. Nếu visa được thông báo chính thức và bạn đáp ứng được các yêu cầu về visa, bạn hoàn toàn có thể nộp đơn xin làm trang trại tại Úc.
Đương đơn Visa nông nghiệp có thể được bảo lãnh sang Úc không?
Nếu người bảo lãnh sở hữu một trang trại ở Úc, và được Bộ Ngoại giao Úc chấp thuận thì họ hoàn toàn có thể bảo lãnh đương đơn sang Úc lao động.
Tôi có thể làm những gì với Visa nông nghiệp Úc?
Đương đơn Visa Nông nghiệp có thể đến Úc làm những công việc như trồng cấy, thu hoạch, gặt hái, tưới cây, chăn nuôi,…
Hàng năm sẽ có bao nhiêu người được xét duyệt Visa nông nghiệp Úc?
Tùy thuộc vào 3 yếu tố: thỏa thuận của người sử dụng lao động và thỏa thuận DFAT, Thỏa thuận giữa Australia và các quốc gia khác và thỏa thuận kiểm dịch mà hàng năm sẽ có số lượng Visa được duyệt khác nhau. Bạn hãy theo dõi Đăng Quang Travel để nhận được thông tin nhé!
Mức lương của người lao động ở Úc là bao nhiêu?
Mức lương tối thiểu được chính phủ Úc quy định là 19.43 AUD/giờ trước thuế. Đồng thời có các quy định để đảm bảo công bằng và minh bạch cho các hình thức trả lương khác (ví dụ: trả lương theo sản phẩm).
Vào mùa vụ, một lao động có thể kiếm lên đến 400 AUD/ngày. Trung bình một năm người làm nông nghiệp có thể đạt đến 100,000 AUD, cao hơn mức thu nhập trung bình của nhân viên văn phòng là 60,000 AUD/năm.
Visa Nông nghiệp Úc có phải là thuận lợi cho người Việt không?
Visa nông nghiệp Úc là một trong những visa thuận lợi nhất cho người Việt, bởi vì:
Công việc quen thuộc: làm nông nghiệp ở Úc cũng sẽ bao gồm các công việc đã khá quen thuộc với người Việt như: thu hoạch trái cây, chế biến thịt, thuỷ hải sản,… Do đó, các lao động đã có kinh nghiệm trong các lĩnh vực này sẽ không gặp khó khăn khi làm việc ở Úc.
Cơ hội định cư rộng mở: nông nghiệp là một trong những ngành trọng điểm ở Úc. Diện visa nông nghiệp này có thể dẫn đến cơ hội định cư và bảo lãnh nhân thân cho các lao động có tay nghề cao.
Mức lương cực kỳ cạnh tranh: Vào mùa vụ, một lao động có thể kiếm lên đến 400 AUD/ngày. Trung bình một năm người làm nông nghiệp có thể đạt đến 100,000 AUD, cao hơn mức thu nhập trung bình của nhân viên văn phòng là 60,000 AUD/năm.
Điều kiện tiếng Anh của Visa nông nghiệp là gì?
Điều kiện quan trọng nhất cũng như tốn thời gian nhất của Visa Nông nghiệp là chứng chỉ Tiếng Anh tương đương với IELTS 4.0. Tuy nhiên IELTS 4.0 sẽ là một điều kiện “khó nhằn” đối với các đương đơn nộp visa nông nghiệp Úc, đặc biệt là với các bạn mất nền tảng tiếng Anh cơ bản. Bởi vậy, bài thi PTE (IELTS 4.0 ~ PTE 27-29) luôn là lựa chọn tối ưu nhất.
Visa nông nghiệp có các chính sách bảo vệ người nông nghiệp không?
Tất cả công nhân ở Úc đều có quyền bảo vệ bản thân tại nơi làm việc, bất kể mọi thị thực và quốc tịch.
Và bạn có biết? Nếu đang phân vân giữa việc chọn học PTE hay IELTS thì lời khuyên dành cho bạn là PTE. Vì bạn hoàn toàn có thể đạt PTE 27~29 chỉ trong vòng 2 tuần, nhưng không thể đạt IELTS 4.0 trong cùng khoảng thời gian này!
Điều này đã được chứng minh bởi hàng chục nghìn học viên nhà Đăng Quang Travel. Bạn có thể xem chi tiết tại đây: Danh sách vượt PTE 25 chỉ trong 2 tuần!
Ngoài ra, hiện cũng có hơn 87% du học sinh Việt Nam và quốc tế đã lựa chọn chứng chỉ PTE thay cho IELTS cho mục đích du học, lao động, định cư tại Úc. Vì:
Với những chia sẻ chi tiết về visa nông nghiệp ở Úc trong bài viết này, Đăng Quang Travel tin chắc bạn đã nắm được những thông tin quan trọng để có sự chuẩn bị tốt nhất. Ngoài ra nếu bạn cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0938 534 468 – 0909 920 190. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học và xin visa, chúng tôi cam kết sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình thực hiện ước mơ làm việc tại Úc.
Quá trình xin visa nông nghiệp Úc 403 diễn ra theo trình tự 10 bước là:
Tính từ khi chủ doanh nghiệp được cấp bảo lãnh cho tới khi hồ sơ của bạn được xét duyệt thì thời gian có thể lên tới 5 tuần.
Visa nông nghiệp ở Úc có thời hạn tối đa là 4 năm. Và trong 4 năm này, bạn được phép tự do xuất – nhập cảnh. Tuy nhiên, mỗi năm cần sống tại Úc ít nhất 7 – 10 tháng.
Theo thông báo từ Bộ di trú Úc, toàn bộ chi phí đi úc làm nông nghiệp nộp cho chính phủ Úc là 630 AUD/1 người(khoảng 10 triệu 190 nghìn). Mức chi phí này rẻ hơn rất nhiều so với các loại visa khác.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu nộp hồ sơ khi chưa thỏa mãn điều kiện xét tuyển của visa, hồ sơ của bạn sẽ bị từ chối và không được hoàn phí. Do đó, hãy chuẩn bị thật kỹ các điều kiện của visa 403 trước khi nộp hồ sơ.
Như đã được chia sẻ ở phía trước, hiện tại vẫn chưa có thông báo chính thức về việc tiếp nhận hồ sơ xin visa nông nghiệp Úc 403. Tuy nhiên, theo dự báo, thông tin này sẽ được công bố sớm, bởi vì Úc đang cần gấp lao động cho vụ thu hoạch chính vào tháng 9/2022 và thỏa thuận cấp visa 403 đã được ký kết giữa Úc và Việt Nam.
Do đó, trong thời gian chờ đợi, bạn cần hoàn thiện đầy đủ các yêu cầu của visa này để có thể nộp đơn ngay khi có thông báo. Một trong những điều quan trọng nhất mà bạn cần làm là nâng cao trình độ tiếng Anh, đạt được mức điểm yêu cầu, chẳng hạn như PTE 25 hoặc IELTS 4.0. Điều này sẽ giúp bạn có lợi thế khi xin visa và tạo điều kiện tốt hơn cho việc làm việc và định cư tại Úc.
Chính phủ Úc quy định mức lương tối thiểu trước thuế là 19.43 AUD/1 giờ. Như vậy, bạn hoàn toàn có khả năng nhận về mức lương cao hơn, tùy thuộc vào công việc bạn lựa chọn.
Vào mùa vụ thu hoạch chính, mỗi người lao động có thể kiếm tới 400 AUD/ ngày. Và trung bình là 100.000 AUD/ 1 tháng. Trong đó: 1 AUD ~ 17.170 VNĐ. Vậy, sau 4-5 năm làm việc tại đây, bạn có thể tích lũy được 2,2 -4 tỷ vnđ sau khi đã trừ thuế và các chi phí khác.
Theo số liệu thống kê trên hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong 7 tháng đã có 85.000 người, đạt trên 77% kế hoạch năm (110.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2023), trong đó thị trường Nhật Bản 41.000 lao động; Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 37.000, Hàn Quốc khoảng 6.000 lao động. Lao động đi làm việc ở nước ngoài tập trung với số lượng cao nhất tại 02 thị trường truyền thống và trọng điểm là Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc); tiếp đó là các thị trường Hàn Quốc, Malaysia, một số quốc gia trong khu vực Châu Âu, Trung Đông và Châu phi.
Hiện có khoảng 600 nghìn lao động Việt Nam làm việc ở trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, với nhiều loại hình ngành nghề công việc như sản xuất, chế tạo (cơ khí, dệt may, giầy da, lắp ráp điện tử...); xây dựng, nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ (chăm sóc người già, người bệnh, giúp việc trong gia đình) với điều kiện làm việc tốt, thu nhập cao và ổn định. Một số thị trường ngoài nước tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam, gồm: Đài Loan với khoảng 230 nghìn người; Nhật Bản khoảng 250 nghìn người; Hàn Quốc khoảng gần 50 nghìn người. Lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài được người sử dụng lao động đánh giá tích cực về sự cần cù, chăm chỉ, khéo tay với khả năng nắm bắt công việc nhanh, ham học hỏi, sáng tạo và làm việc năng suất, chất lượng... đã tạo được uy tín và sự quan tâm của người sử dụng lao động nước ngoài. Đại bộ phận người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài có công việc phù hợp, ổn định, có thu nhập tốt, cao hơn thu nhập khi làm việc trong các ngành nghề tương tự ở Việt Nam.
Chi phí đi lao động xuất khẩu tại Singapore:
Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, từ 31/7/2021 trở về trước, người lao động Việt Nam chỉ có thể làm việc tại Singapore dưới 2 hình thức là visa S Pass (dành cho lao động kỹ thuật) hoặc Employment Pass (dành cho cấp bậc quản lý, điều hành hoặc chuyên gia). Chính phủ Singapore không cấp visa cho lao động Việt Nam sang làm việc theo hình thức Work Permit. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, Singapore đã thí điểm tiếp nhận lao động Việt Nam dưới hình thức visa Work Permit các ngành: xây dựng, hàng hải và chế biến trong 1 năm từ 8/2021 đến 8/2022.
Đến nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã chập thuận để 10 doanh nghiệp (TRIDUC, MDC, VINAMEX, KAIZEN, BINHMINH, LMK, VINASSEM, VITECH, JAVICO, QUINN) đưa lao động đi làm việc tại Singapore tất cả đều là lao động xây dựng theo hình thức Work Permit.
Người lao động sang làm việc tại thị trường Singapore phải đóng các loại phí:
- Chi phí bồi dưỡng ngoại ngữ, kỹ năng nghề (nếu có);
- Chi phí khám sức khỏe, cấp hộ chiếu, visa: Theo quy định của cơ quan, tổ chức khám sức khỏe, cấp hộ chiếu, visa;
- Tiền dịch vụ: 1 tháng lương/12 tháng làm việc theo hợp đồng và không quá 3 tháng lương cho hợp đồng 36 tháng.
Chi phí đi lao động xuất khẩu tại Nhật Bản:
Theo quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 và Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các chi phí gồm:
- Chi phí bồi dưỡng ngoại ngữ, kỹ năng nghề (nếu có);
- Chi phí khám sức khỏe, cấp hộ chiếu, visa: Theo quy định của cơ quan, tổ chức khám sức khỏe, cấp hộ chiếu, visa;
Tiền dịch vụ = Mức trần tiền dịch vụ - Tiền phí quản lý (do bên tiếp nhận lao động trả cho doanh nghiệp dịch vụ).
Ví dụ: Mức lương cơ bản trong thời gian thực tập là 150.000 Yên/tháng, thời hạn hợp đồng lao động 3 năm; Phí quản lý bên tiếp nhận lao động trả cho doanh nghiệp dịch vụ là 5.000 Yên/tháng. Thì Tiền dịch vụ người lao động phải trả tính như sau:
Tiền dịch vụ = [150.000 Yên x 3 (năm)] – [5.000 Yên x 36 (tháng)] = 450.000 Yên – 180.000 Yên = 270.000 Yên (khoảng 49 – 50 triệu VNĐ)
Đối với lao động kỹ năng đặc định số 1:
- Chi phí bồi dưỡng ngoại ngữ, kỹ năng nghề (nếu có);
- Chi phí khám sức khỏe, cấp hộ chiếu, visa: Theo quy định của cơ quan, tổ chức khám sức khỏe, cấp hộ chiếu, visa;
- Tiền dịch vụ: Tiền dịch vụ = Mức trần tiền dịch vụ - Tiền phí quản lý (do bên tiếp nhận lao động trả cho doanh nghiệp dịch vụ).
Ví dụ: Mức lương cơ bản trong thời gian thực tập là 150.000 Yên/tháng, thời hạn hợp đồng lao động 3 năm; Phí quản lý bên tiếp nhận lao động trả cho doanh nghiệp dịch vụ là 5.000 yên/tháng, tiền dịch vụ người lao động phải trả tính như sau:
Tiền dịch vụ = [150.000 Yên x 3 (năm)] – [5.000 Yên x 36 (tháng)] = 450.000 Yên – 180.000 Yên = 270.000 Yên (khoảng 49 - 50 triệu VNĐ)
Chi phí đi lao động tại Đài Loan (Trung Quốc):
Theo quy định hiện hành, các khoản chi phí do người lao động đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), bao gồm: tiền dịch vụ, chi phí khám sức khỏe, học phí, lệ phí cấp hộ chiếu, lệ phí cấp thị thực (visa), tiền đóng góp quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước...., trong đó mức trần tiền dịch vụ được quy định như sau:
- Đối với người lao động đi làm việc trong các ngành sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, chăm sóc người bệnh tại cơ sở chăm sóc: không quá 01 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng cho mỗi 12 tháng làm việc, tối đa không quá 03 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên và doanh nghiệp dịch vụ không được phép thu tiền môi giới của người lao động;
- Đối với ngành chăm sóc người bệnh tại cơ sở chăm sóc ở Đài Loan, không quá 0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 02 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên;
- Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực khán hộ công gia đình và thuyền viên tàu cá gần bờ: Mức trần tiền dịch vụ được quy định không quá 0,4 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng cho mỗi 12 tháng làm việc, tối đa không quá 01 tháng tiền lương của người lao động/hợp đồng 36 tháng trở lên; doanh nghiệp dịch vụ không được phép thu tiền môi giới từ người lao động.
Người lao động làm gì để tránh bị lừa?
Theo ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước, để tránh bị lừa đảo, người lao động cần tìm hiểu kỹ thông tin và liên hệ với doanh nghiệp có Giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tuyệt đối không đi qua các tổ chức, cá nhân trung gian. Người lao động có thể tìm hiểu thông tin về về doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài qua trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước www.dolab.gov.vn.
Mời quý vị và các bạn nghe ông Nguyễn Gia Liêm - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước tư vấn cụ thể tại đây:
Bạn vui lòng nhập đầy đủ thông tin để nhận ngay mức phí thấp chưa từng có.