Một số điểm mới của Bộ luật Lao động năm 2019 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20/11/2019 với nhiều điều được sửa đổi, bổ sung sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và thay thế cho Bộ luật Lao động 2012, một số thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến người lao động như sau:
Một số điểm mới của Bộ luật Lao động năm 2019 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20/11/2019 với nhiều điều được sửa đổi, bổ sung sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và thay thế cho Bộ luật Lao động 2012, một số thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến người lao động như sau:
Người dưới 15 tuổi sẽ không giống với người đã trưởng thành, người đã trưởng thành họ là người đã phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần, họ có thể tham gia đầy đủ các quan hệ xã hội do luật định và đủ nhận thức, người dưới 18 tuổi chưa thể tham gia đầy đủ các quan hệ xã hội do họ có những đặc điểm riêng về tâm sinh lý và thể chất. Từ các đặc điểm về sức khỏe và trình độ cũng như nhận thức và các đặc điểm riêng của nhóm người dưới 18 tuổi và để phù hợp với phạm vi, đối tượng điều chỉnh, các văn bản luật khác nhau lại có cách gọi khác nhau về nhóm người dưới 18 tuổi.
Căn cứ theo quy định tại điều 6 bộ luật lao động quy định cụ thể “người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi”. Mặt khác, tại khoản 1 Điều 119 quy định “người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”. Dựa theo hai quy định về độ tuổi này ta thấy độ tuổi của người lao động chưa thành niên là từ đủ 15 tuổi cho tới dưới 18 tuổi. Theo đó theo cách đơn giản nhất chúng ta có thể hiểu người lao động chưa thành niên là một nhóm lao động đặc thù, ở độ tuổi từ đủ 15 tuổi cho đến dưới 18 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc tại sao Bộ luât lao động của nước ta lại cho phép người từ đủ 15 được tha gia vào quan hệ lao động, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ về các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân đầu tiên với độ tuổi từ 15 tuổi là độ tuổi được khuyến nghị bởi tổ chức lao động thế giới ILO, họ cho rằng người từ đủ 15 tuổi có thể tham gia quan hệ lao động trong một số trường hơp.
Nguyên nhân thứ hai mà pháp luật cho phép người từ đủ 15 tuổi tham gia quan hệ lao động cũng là phù hợp với độ tuổi tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản.
Nguyên nhân thứ ba đó là người đủ 15 tuổi là độ tuổi phổ cập trung học cơ sở, độ tuổi tối thiểu để một cá nhân tham gia học nghề theo quy định pháp luật ( lớn hơn 14 tuổi).
cuối cùng đó chính là nguyên nhân xuất phát từ quan điểm của nhà làm luật từ những kết quả điều tra xã hội học về thể trạng, trí lực, tâm sinh lí của độ tuổi này.
Theo quy định ta thấy đây là một trong những nội dung mới được bổ sung tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực từ ngày 15/4/2020, thay thế Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Cơ sở pháp lý: Bộ luật Lao động 2019
Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ LegalTech.
Quy định về luật lao động năm 2024 được áp dụng theo Bộ luật số 45/2019/QH14 hay gọi tắt là Bộ luật lao động 2019 và các văn bản hướng dân liên quan. Bộ luật lao động mới nhất thay thế cho Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ban hành năm 2012.
Xuất phát từ thực tiễn, với sự phát triển của khoa học công nghệ thì việc giao kết hợp đồng lao động không đơn thuần chỉ bằng văn bản, lời nói hay hành vi. Chính vì vậy, Điều 14 BLLĐ 2019 đã ghi nhận thêm hình thức giao kết hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
Thông thường, người cao tuổi thường là những người có nhiều năm làm việc với nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là những công việc yêu cầu trình độ cao. Do đó, để phát huy giá trị của người cao tuổi, Điều 149 BLLĐ 2019 cho phép người sử dụng lao động thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn với người cao tuổi thay vì kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới như trước đây.
Ngoài các trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương như trước đây (bản thân kết hôn: nghỉ 03 ngày; con kết hôn: nghỉ 01 ngày; Bố/mẹ đẻ, bố/mẹ vợ hoặc bố/mẹ chồng chết: nghỉ 03 ngày...) thì Điều 115 BLLĐ 2019 đã bổ sung thêm trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết được nghỉ 3 ngày hưởng nguyên lương.
Nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập từ việc áp dụng các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động, Điều 35 BLLĐ 2019 cho phép người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do mà chỉ cần báo trước 30 ngày với hợp đồng xác định thời hạn và 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn.
Trong một số trường hợp, người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước, như:
Đồng thời, người lao động cũng được quyền yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của mình khi chấm dứt hợp đồng lao động; các chi phí của việc cung cấp do người sử dụng lao động chi trả.
Nếu như trước đây, Bộ luật Lao động 2012 quy định khi trả lương qua tài khoản ngân hàng, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về các loại phí liên quan đến việc mở và duy trì tài khoản (khoản 2 Điều 94). Thì nay, BLLĐ 2019 quy định việc trả các loại phí liên quan đến mở tài khoản và phí chuyển tiền là trách nhiệm bắt buộc của người sử dụng lao động.
BLLĐ 2019 quy định người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động. Đặc biệt, không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
BLLĐ 2019 quy định về “Thưởng” thay vì “Tiền thưởng” như Bộ luật Lao động 2012. Theo đó khái niệm thưởng cho người lao động cũng được mở rộng, có thể là tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Nhằm minh bạch tiền lương của người lao động, BLLĐ 2019 yêu cầu mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương người lao động, trong đó ghi rõ: Tiền lương; Tiền lương làm thêm giờ; Tiền lương làm việc vào ban đêm; Nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương (trước đây lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố).
Mức lương tối thiểu chỉ còn được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng và giờ (bỏ quy định xác lập theo ngành và ấn định theo ngày so với quy định tại Bộ luật Lao động 2012).
Thay vì tổ chức định kỳ 03 tháng/lần như Bộ luật Lao động 2012, khoản 1 Điều 63 BLLĐ 2019 đã nâng thời gian tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc lên ít nhất 01 năm một lần; đồng thời, bổ sung thêm một số trường hợp người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại như vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc; khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động...
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
Thử việc không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Khoản 3 Điều 24 BLLĐ 2019 quy định, không áp dụng thử việc với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. Trong khi hiện nay, tại khoản 2 Điều 26 Bộ luật Lao động 2012, người lao động ký hợp đồng mùa vụ không phải thử việc.
Theo điểm b khoản 1 Điều 137 BLLĐ 2019, người sử dụng lao động được sử dụng lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa nếu được người này đồng ý (trước đây không được).
Một trong những trách nhiệm của người sử dụng lao động quy định tại Điều 136 BLLĐ 2019 là giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động.
Khi muốn sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc thì người sử dụng lao động phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việcvà tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng.
Điều 118 BLLĐ 2019 quy định, người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động. Trong trường hợp sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản. Nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.
Điều 30 BLLĐ 2019 bổ sung thêm bốn trường hợp người lao động được tạm hoãn Hợp đồng lao động, gồm:
Điều 118 BLLĐ 2019 đã bổ sung thêm 3 nội dung trong nội quy lao động, đó là:
Điều 127 BLLĐ 2019 vẫn kế thừa các quy định của Bộ luật Lao động 2012 nhưng có sự bổ sung làm rõ từng trường hợp như sau:
Trên đây là một số chia sẻ của Luật Trí Nam về điẻm mới Bộ luật lao động 2019. Mọi yêu cầu hỗ trợ ngay hôm nay hãy liên hệ với chúng tôi.