Ứng dụng ra đời với sứ mệnh phục vụ khách hàng với dịch vụ tốt nhất, cung cấp dịch vụ Chợ thương mại điện tử sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản xuất theo chuỗi trên địa bàn Đắk Lắk, là ứng dụng kết nối giữa đơn vị kinh doanh sản phẩm nông nghiệp với nhau và với người tiêu dùng trên địa bàn Đắk Lắk.Chợ nông sản cho phép người dùng đăng ký mở tài khoản trên Website, tạo một gian hàng trên chợ để kết nối và giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình trên đó, khi người có nhu cầu mua hàng hoặc tìm kiếm dịch vụ mong muốn sẽ có thể truy cập website của người bán, người cung cấp dịch vụ đã đăng ký. Chợ nông sản thu thập thông tin về sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp đăng ký tham gia, cung cấp dịch vụ trực tuyến cho các đơn vị kinh doanh sản phẩm nông nghiệp với nhu cầu giới thiệu về dịch vụ và bán sản phẩm của mình tới khách hàng tiềm năng có nhu cầu mua và giao dịch. Với việc xây dựng hệ thống tìm kiếm, lọc thông tin thông minh, nhanh chóng và nhiều tiện ích, hướng đến sự tương tác (phản hồi, đánh giá, thói quen) với người dùng, để có thể cung cấp được thông tin về dịch vụ và sản phẩm tối ưu.Ngoài chức năng nổi bật là tìm kiếm thông tin bằng các công cụ thông minh như trên, Chợ thương mại điện tử đơn vị kinh doanh sản phẩm nông nghiệp sẽ nâng cấp mở rộng thêm các chức năng hữu ích cho các thành viên như mở gian hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến trên Chợ thương mại điện tử. Thành viên của Chợ thương mại điện tử thể đăng ký mở gian hàng trực tuyến trên Chợ thương mại điện tử, sẽ mở gian hàng, thu thập và đăng tin, hình ảnh, nội dung của thành viên nếu thành viên có yêu cầu.Các bên tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, đồng thời có thể phản ảnh thông qua chức năng báo cáo nội dung xấu hoặc yêu cầu cần xóa bài đăng khi cần.Việc trao đổi thông tin, giao dịch giữa người mua và bán sẽ chủ động liên hệ với nhau qua các hình thức như: gọi điện trực tiếp hoặc gửi email, hoặc thông qua Ban Quản trị website. Khách hàng cũng có thể sử dụng tính năng bình luận, để lại lời nhắn cho người đăng tin.Dịch vụ trưng bày giới thiệu, tổ chức hội chợ nông sản an toàn, xúc tiến giao kết hợp đồng: Trong thời gian đầu, dịch vụ của chợ thương mại chủ yếu là dịch vụ trưng bày giới thiệu các sản phẩm của các đơn vị kinh doanh nông nghiệp và giao nhận từ các hợp đồng đã được thỏa thuận và ký kết giữa các thành viên với nhau.
Ứng dụng ra đời với sứ mệnh phục vụ khách hàng với dịch vụ tốt nhất, cung cấp dịch vụ Chợ thương mại điện tử sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản xuất theo chuỗi trên địa bàn Đắk Lắk, là ứng dụng kết nối giữa đơn vị kinh doanh sản phẩm nông nghiệp với nhau và với người tiêu dùng trên địa bàn Đắk Lắk.Chợ nông sản cho phép người dùng đăng ký mở tài khoản trên Website, tạo một gian hàng trên chợ để kết nối và giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình trên đó, khi người có nhu cầu mua hàng hoặc tìm kiếm dịch vụ mong muốn sẽ có thể truy cập website của người bán, người cung cấp dịch vụ đã đăng ký. Chợ nông sản thu thập thông tin về sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp đăng ký tham gia, cung cấp dịch vụ trực tuyến cho các đơn vị kinh doanh sản phẩm nông nghiệp với nhu cầu giới thiệu về dịch vụ và bán sản phẩm của mình tới khách hàng tiềm năng có nhu cầu mua và giao dịch. Với việc xây dựng hệ thống tìm kiếm, lọc thông tin thông minh, nhanh chóng và nhiều tiện ích, hướng đến sự tương tác (phản hồi, đánh giá, thói quen) với người dùng, để có thể cung cấp được thông tin về dịch vụ và sản phẩm tối ưu.Ngoài chức năng nổi bật là tìm kiếm thông tin bằng các công cụ thông minh như trên, Chợ thương mại điện tử đơn vị kinh doanh sản phẩm nông nghiệp sẽ nâng cấp mở rộng thêm các chức năng hữu ích cho các thành viên như mở gian hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến trên Chợ thương mại điện tử. Thành viên của Chợ thương mại điện tử thể đăng ký mở gian hàng trực tuyến trên Chợ thương mại điện tử, sẽ mở gian hàng, thu thập và đăng tin, hình ảnh, nội dung của thành viên nếu thành viên có yêu cầu.Các bên tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, đồng thời có thể phản ảnh thông qua chức năng báo cáo nội dung xấu hoặc yêu cầu cần xóa bài đăng khi cần.Việc trao đổi thông tin, giao dịch giữa người mua và bán sẽ chủ động liên hệ với nhau qua các hình thức như: gọi điện trực tiếp hoặc gửi email, hoặc thông qua Ban Quản trị website. Khách hàng cũng có thể sử dụng tính năng bình luận, để lại lời nhắn cho người đăng tin.Dịch vụ trưng bày giới thiệu, tổ chức hội chợ nông sản an toàn, xúc tiến giao kết hợp đồng: Trong thời gian đầu, dịch vụ của chợ thương mại chủ yếu là dịch vụ trưng bày giới thiệu các sản phẩm của các đơn vị kinh doanh nông nghiệp và giao nhận từ các hợp đồng đã được thỏa thuận và ký kết giữa các thành viên với nhau.
Từ đầu năm 2024 đến nay, một số doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh liên tục có đơn hàng xuất khẩu sang những thị trường “khó tính”. Qua đó đã mở ra cơ hội cho nông sản Đắk Lắk nâng cao giá trị và tạo dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới.
Nhiều đơn hàng vào các thị trường lớn
Ngay trong những ngày đầu năm 2024, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nutri Soil (TP. Buôn Ma Thuột) đã xuất khẩu thành công lô hàng mắc ca chính ngạch đầu tiên sang thị trường Hàn Quốc. Lô hàng có khối lượng hơn 10 tấn, với hơn 677 thùng. Để xuất khẩu được lô hàng này, sản phẩm của công ty đã trải qua nhiều khâu kiểm tra của các cơ quan chuyên môn về kiểm soát sinh vật gây hại, an toàn vệ sinh thực phẩm, quy cách đóng gói và truy xuất nguồn gốc…
Bà Lê Thị Trang, Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nutri Soil cho biết, Hàn Quốc là một thị trường khó tính, với những tiêu chuẩn, quy định rất khắt khe. Việc xuất khẩu thành công mắc ca vào thị trường này đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của công ty trong thời gian tới. Hiện tại, công ty đang tập trung sản xuất để kịp thời cung ứng những đơn hàng tiếp theo của đối tác; đồng thời đẩy mạnh xúc tiến để đưa thêm sản phẩm bột ca cao vào được thị trường tiềm năng này.
Cũng ngay trong tháng 1/2024, Công ty Cổ phần Nông sản N&H (TP. Buôn Ma Thuột) đã chính thức xuất bán hai lô hàng trái cây sấy (gồm: 7 tấn xoài sấy dẻo và gần 1,3 tấn long nhãn, măng cụt sấy thăng hoa) sang thị trường Hàn Quốc, Mỹ. Đây là những đơn hàng xuất khẩu đầu tiên từ trước đến nay của công ty.
Theo bà Nguyễn Thị Hường, Giám đốc Công ty Cổ phần Nông sản N&H, người tiêu dùng tại nhiều nước châu Á, châu Âu và châu Mỹ dần biết đến và ưa thích các loại trái cây nhiệt đới của Việt Nam, song những thị trường này cũng đòi hỏi rất cao về yêu cầu kỹ thuật và chất lượng hàng hóa. Do đó, để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, công ty đã liên kết với nông dân và một số nông trại tại Đắk Lắk và Bình Dương để xây dựng các vùng trồng theo tiêu chuẩn của từng thị trường (theo hướng hữu cơ và VietGAP). Cùng với đó, công ty đã ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa cùng tiêu chí "4 không" (không đường, không hương liệu tổng hợp, không dầu, không chất bảo quản) trong chế biến để tạo ra những sản phẩm chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng.
“Đến nay, công ty đạt tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và đã được cấp Chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP. Đây là lợi thế để công ty tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới. Hiện, công ty đang từng bước cơ giới hóa đồng bộ trong các khâu sản xuất, chú trọng đầu tư thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm nhằm thuận lợi hơn trong việc phát triển thêm một số thị trường xuất khẩu mới như Nhật Bản, Trung Quốc…", bà Hường chia sẻ.
Cơ hội từ những thị trường “khó tính”
Theo đánh giá của Sở Công Thương, ngay từ đầu năm 2024, tình hình xuất khẩu của tỉnh đã có sự khởi đầu thuận lợi khi nhiều DN liên tục có đơn hàng xuất khẩu thành công vào các thị trường “khó tính”. Điều đó cho thấy, các DN đã chủ động nắm bắt thị hiếu tiêu dùng cho đến những quy định, tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước nhập khẩu… để gia tăng chất lượng hàng hóa, từ đó chinh phục tốt các thị trường và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Đây cũng được xem là tiền đề để hoạt động xuất khẩu của tỉnh tiếp tục khởi sắc và đạt được mục tiêu xuất khẩu trên 1,6 tỷ USD trong năm 2024. Ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế, hàng hóa, nông sản của Đắk Lắk đã được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao, đặc biệt là những sản phẩm hạt sấy, trái cây sấy. Bên cạnh đó, các mặt hàng nông sản của tỉnh cũng đã đáp ứng được những tiêu chuẩn, yêu cầu khắt khe và chính thức được đưa lên kệ phân phối cao cấp tại số nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… Do đó, Đắk Lắk còn rất nhiều dư địa để tham gia vào các thị trường xuất khẩu khác.
Ngoài ra, một số mặt hàng nông sản của tỉnh dự báo có sự tăng trưởng lớn về xuất khẩu trong năm 2024. Đơn cử, như mặt hàng cà phê đã tham gia xuất khẩu đến gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Năm nay, giá cà phê lên cao đỉnh điểm sẽ là cơ hội để các DN nâng cao giá trị cho hàng hóa xuất khẩu. Đặc biệt, nếu các DN tận dụng tốt những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) cũng như Luật Chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EU) sắp tới đây thì ngành hàng cà phê hứa hẹn sẽ xuất khẩu mạnh mẽ hơn nữa.
Đối với mặt hàng rau củ quả của Việt Nam thì Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất. Với 14 mặt hàng trái cây, rau củ quả đang được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này thì Đắk Lắk gần như có đủ (nhãn, xoài, mít, chuối, dưa hấu, thanh long, vải thiều, chanh dây, sầu riêng…) Với lợi thế này, các DN có cơ hội mở rộng, phát triển kênh tiêu thụ tại thị trưởng tỷ đô này, từ đó góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu.