Nghề Nghệ

Nghề Nghệ

Nghề mộc mỹ nghệ từ lâu đã trở thành một nét văn hóa của dân tộc Việt Nam. Qua bao thăng trầm của cuộc sống, nghề mộc mỹ nghệ vẫn tồn tại, phát triển và trở thành nét đẹp trong đời sống người dân địa phương.

Nghề mộc mỹ nghệ từ lâu đã trở thành một nét văn hóa của dân tộc Việt Nam. Qua bao thăng trầm của cuộc sống, nghề mộc mỹ nghệ vẫn tồn tại, phát triển và trở thành nét đẹp trong đời sống người dân địa phương.

Thương hiệu mang nét đẹp văn hóa dân tộc

Theo đuổi một ngành nghề thủ công không chỉ đơn thuần là việc theo đuổi một môn nghệ thuật mà đó còn là ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc của dân tộc Việt đã được các nghệ nhân thổi hồn một cách rõ rệt trên từng sản phẩm điêu khắc gỗ mỹ nghệ.

Trải qua bao biến động của lịch sử, nghề mộc mỹ nghệ vẫn luôn giữ được vẻ đẹp truyền thống của dân tộc.

Đối với BLUSAIGON, những giá trị văn hóa các làng nghề thủ công vẫn luôn hiện hữu trong mọi sản phẩm kinh doanh. Tiếp nối thành công của những bút khảm trai, BLUSAIGON lại tiếp tục mang những tinh hoa của nghề mộc mỹ nghệ tô điểm trên các sản phẩm bút mộc.

Vẫn là những chi tiết bút cơ bản được nhập khẩu từ Đức nhưng khi kết hợp giữa kỹ thuật khảm trai truyền thống với mộc mỹ nghệ thủ công, BLUSAIGON lại bất ngờ tạo ra một chiếc áo mới từ gỗ quý khoác lên những chiếc bút quen thuộc. Có khi là một chiếc bút bi gỗ mun Lào mạ bạch kim, có khi lại một chiếc bút máy gỗ mun Lào mạ vàng 24K… Cho dù ở mẫu sản phẩm nào, dòng bút mộc của BLUSAIGON đều làm toát lên phong cách và đẳng cấp của người sử dụng.

Hộp đựng bút cũng là một phụ kiện quan trọng giúp nâng cao giá trị và ý nghĩa của những chiếc bút được tặng. Hiểu được điều đó, BLUSAIGON lại một lần nữa ứng dụng kỹ thuật mộc mỹ nghệ và sơn mài để tạo ra những chiếc hộp đựng bút vô cùng độc đáo.

Sự nâng niu từ miếng giấy gói quà, hộp đựng bút bên ngoài đến sự tinh xảo có chiếc bút bên trong làm cho món quà đến từ thương hiệu BLUSAIGON càng trở nên đặc biệt ý nghĩa. Một món quà hoàn hảo đến từng chi tiết giúp người tặng có thể trao gửi một cách trọn vẹn tấm lòng của mình đến người được tặng.

Trong khi chúng ta mải mê chạy theo những điều mới mẻ hiện đại, BLUSAIGON vẫn từng bước âm thầm trên hành trình khôi phục và gìn giữ những giá trị truyền thống dân tộc. Đó cũng chính bí quyết giúp thương hiệu BLUSAIGON thành công.

Với quan điểm lấy văn hóa quê hương làm trọng tâm sáng tạo kinh doanh, mỗi sản phẩm được BLUSAIGON tạo ra đều mang vẻ đẹp thuần Việt Nam.

Từ những sản phẩm được chế tác bởi đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân tại các làng nghề thủ công truyền thống, BLUSAIGON hy vọng có thể góp phần nào giữ gìn những nét đẹp văn hóa quê hương luôn trường tồn cùng năm tháng.

Ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam gồm một số ngành kinh tế kỹ thuật chính: Công nghệ sản xuất rượu bia – nước giải khát, Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, Công nghệ chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt, Bảo quản và chế biến thủy sản, Bảo quản và chế biến rau quả, Bảo quản và chế biến lượng thực, Sản xuất mía đường – Bánh kẹo, Chế biến trà - cà phê, Đồ hộp thịt, cá, rau quả,... Cả nước có hàng nghìn nhà máy thực phẩm lớn nhỏ, đã và đang sản xuất được nhiều sản phẩm phục vụ đời sống nhân dân và xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Kỹ sư Công nghệ thực phẩm có thể làm việc chuyên môn tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (thịt, cá, sữa, café, chè, đồ hộp, gia vị…), quản lý chất lượng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm… Các cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chế biến, bảo quản, nâng cao chất lượng thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu  được đào tạo với trình độ chuyên môn cao.

Kỹ sư công nghệ thực phẩm có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển thiết kế cho các sản phẩm mới, đóng gói bao bì, làm việc chặt chẽ với bộ phận tiếp thị sản phẩm, với xưởng sán xuất và các nhà cung cấp nguyên liệu. Công việc của họ bắt đầu bằng việc nghiên cứu và kết thúc bằng việc phát triển dây chuyền thực phẩm.

Để đạt đến thành công, các kỹ sư còn phải quan tâm đến những kiến thức nằm ngoài chuyên môn khác như marketing hoặc sản xuất. Đây là một nghề dành cho những người thích tìm tòi, học hỏi; có tổ chức, kỷ luật, nghiêm túc, là những tính cách rất cần thiết trong công việc. Một điều quan trọng nữa là các kỹ sư phải hết sức kiên trì vì họ phải thường xuyên thực hiện các thí nghiệm nhiều lần trước khi tìm ra một công thức đúng.

Kết hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp thị, sản xuất, các nhà cung cấp nguyên liệu, kỹ sư nghiên cứu, phát triển để tham gia công đoạn thiết kế sản phẩm. Công việc của họ bắt đầu từ các nghiên cứu và kết thúc bằng việc phát triển dây chuyền sản xuất. Một khi các nguyên lý sản xuất, đóng gói sản phẩm được xác định, họ sẽ giám định lại toàn bộ quá trình thực hiện và tiến hành kiểm tra. Khi kết quả đạt được như mong đợi của người tiêu dùng, kỹ sư nghiên cứu và phát triển sẽ xác định các phương thức sản xuất. Cuối cùng, họ sẽ theo dõi quá trình sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường.

- Tính kỷ luật: Làm việc trong mảng nghiên cứu-phát triển đỏi hỏi các cá nhân phải có tổ chức và nghiêm túc.

- Thích tìm tòi: Người kỹ sư cần phải quan tâm đến những kiến thức ngoài chuyên môn như marketing hay sản xuất.

- Tính kiên trì: Phải kiên trì tìm ra một công thức đúng cho tất cả các thí nghiệm.

Trong công nghệ chế tạo cơ khí, Hàn là danh từ chỉ một quá trình dùng để liên kết các chi tiết (kết cấu) hoặc đắp phủ lên bề mặt vật liệu (kim loại hoặc phi kim) để tạo nên một lớp bề mặt có tính năng đáp ứng yêu cầu sử dụng.

Hàn là quá trình công nghệ để nối các chi tiết với nhau thành liên kết không tháo rời được mang tính liên tục ở phạm vi nguyên tử hoặc phân tử, bằng cách đưa chỗ nối tới trạng thái hàn, thông qua việc sử dụng một trong hai yếu tố là nhiệt và áp lực, hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó. Khi hàn, có thể sử dụng hoặc không sử dụng vật liệu phụ bổ sung.

Hiện nay, có các phương pháp hàn chính sau đây:

- Hàn gió đá (còn gọi là Hàn khí): Hàn gió (Oxy) đá (Acetylen hay gas)(gas welding).Phương pháp này sử dụng các khí trên để gia nhiệt cho chi tiết hàn đạt tới trạng thái nóng chảy và liên kết với nhau. Khi hàn có thể dùng vật liệu để điền thêm (filler rod) vào vị trí hàn hoặc không. - Hàn hồ quang điện (arc welding), gọi tắt là Hàn điện hay Hàn que. Phương pháp này dùng hồ quang điện được tao ra bởi que hàn để làm nóng chảy kim loại hàn và ngay cả que hàn để điền vào vị trí hàn. - Hàn hồ quang dưới khí bảo vệ T.I.G (Tungsten inert gas). Phương pháp này dùng hồ quang được tạo ra bởi điện cực Tungsten và dùng khí trơ (khí Argon) để bảo vệ mối hàn. - Hàn hồ quang dưới khí bảo vệ M.I.G (metal inert gas). Thay vì dùng que hàn, người ta dùng 01 cuộn dây kim loại có kích thước từ 0.6 mm - 1.6 mm hoặc lớn hơn làm điện cực hàn và điện cực này cũng là dạng điện cực nóng chảy nhưng được cung cấp một cách liên tục nhưng vẫn được người thợ hàn điều khiển nên còn gọi là hàn bán tự động. Trong phương pháp này, người ta dùng khí hoạt tính (CO2) hay khí trơ (Argon) để làm khí bảo vệ mối hàn.

Trong giai đoạn nước ta thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, những người được đào tạo cho ngành công nghệ hàn có cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong các lĩnh vực chế tạo sản phẩm lớn như:

- Công nghiệp dầu khí (chế tạo, sửa chữa các chân đế giàn khoan, các đường ống dẫn dầu, các bể chứa)

- Công nghiệp chế tạo tàu thủy, tàu đường sắt cao tốc.

- Công nghiệp hóa dầu, hóa chất.

- Công nghiệp thủy điện, nhiệt điện.

- Công nghệp chế tạo nhà xưởng, giàn, dầm

- Ngành chế tạo máy công nghiệp

- Có thiên hướng về các môn khoa học tự nhiên

- Yêu thích công việc nghiên cứu, tìm tòi các vấn đề khoa học

- Trình độ ngoại ngữ và tin học tốt

- Đức tính kiên trì, cẩn thận, chính xác.

- Tác phong nhanh nhẹn, đúng giờ, làm việc có trách nhiệm

Nghề Hàn công nghệ cao là nghề thực hiện các công việc nối hai đầu của một hay nhiều chi tiết kim loại thành một liên kết liền khối, không thể tháo rời, bằng cách sử dụng nguồn nhiệt, áp lực hoặc cả nguồn nhiệt và áp lực, có sử dụng hoặc không sử dụng kim loại phụ. Trong trường hợp tạo ra liên kết liền khối chỉ sử dụng nguồn nhiệt, kim loại tại chỗ hàn cần được nung tới trạng thái chảy để tạo ra bể hàn, bể hàn sau khi kết tinh sẽ tạo nên mối hàn. Trường hợp tạo ra liên kết liền khối chỉ sử dụng áp lực, kim loại tại chỗ hàn cần được tác động một lực ép đủ lớn để các nguyên tử kim loại tại bề mặt tiếp xúc tiến sát lại gần nhau tạo nên liên kết phân tử. Trường hợp sử dụng cả nguồn nhiệt và lực ép, kim loại chỗ hàn cần được nung tới trạng thái dẻo, sau đó nhờ lực ép mà mối hàn được hình thành. “

Nghề Hàn làm việc trong các lĩnh vực như: Cơ khí, xây dựng, giao thông, đóng tàu, dầu khí… Mối hàn được thực hiện ở tất cả các tư thế trong không gian, công việc hàn có thể thực hiện tại xưởng tập trung, tại hiện trường hoặc trực tiếp trên kết cấu đang lắp ghép. Giá thành chế tạo của liên kết hàn thấp hơn một số phương pháp khác vì vậy đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

“Người làm nghề “Hàn” có nhiệm vụ: Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hàn; hàn kim loại bằng hồ quang; hàn kim loại bằng khí cháy; hàn kim loại bằng các phương pháp khác; kiểm tra các quá trình và sản phẩm hàn; giám sát hoạt động hàn; bảo đảm chất lượng; quản lý; bảo đảm an toàn; phát triển công nghệ mới.”

Đăng ký học nghề trực tuyến tại đây