Phòng Chống Bảo Lũ Nam

Phòng Chống Bảo Lũ Nam

Xã Thanh Nghị (huyện Thanh Liêm) là một trong những địa phương của tỉnh Hà Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ. Toàn xã có 5/6 thôn bị ngập lụt; trong đó, toàn bộ thôn Bồng Lạng ngập từ 1,2 - 2 m, xóm Núi ngập từ 1 - 1,5 m. Mưa lũ làm ảnh hưởng gần 1.500 hộ dân, có 140 hộ phải di dời đến nơi an toàn. Các trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… đều bị ngập lụt. Ngay sau khi nước lũ rút, chính quyền địa phương đã huy động các lực lượng cùng nhân dân khẩn trương thu gom, xử lý rác thải, san gạt bùn đất, vệ sinh nhà cửa, đường làng, ngõ xóm.

Xã Thanh Nghị (huyện Thanh Liêm) là một trong những địa phương của tỉnh Hà Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ. Toàn xã có 5/6 thôn bị ngập lụt; trong đó, toàn bộ thôn Bồng Lạng ngập từ 1,2 - 2 m, xóm Núi ngập từ 1 - 1,5 m. Mưa lũ làm ảnh hưởng gần 1.500 hộ dân, có 140 hộ phải di dời đến nơi an toàn. Các trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… đều bị ngập lụt. Ngay sau khi nước lũ rút, chính quyền địa phương đã huy động các lực lượng cùng nhân dân khẩn trương thu gom, xử lý rác thải, san gạt bùn đất, vệ sinh nhà cửa, đường làng, ngõ xóm.

UBND tỉnh rà soát, lập, điều chỉnh nội dung phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh

Quyết định số 429/QĐ-TTg cũng sửa đổi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi quy hoạch như sau:

"a) Rà soát, lập, điều chỉnh nội dung phương án phòng chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh đảm bảo phù hợp với quy hoạch này; trong đó xác định cụ thể các khu vực công trình, nhà ở phải di dời, khu vực dân cư tập trung hiện có, khu vực có nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng công trình, nhà ở mới.

b) Căn cứ vào quy hoạch này, quy hoạch tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch xây dựng có liên quan đến phạm vi bảo vệ đê điều và bãi sông trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền."

Rừng tự nhiên, rừng phòng hộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa nguồn nước, giảm thiểu các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu và thiên tai do nước gây ra. Việc duy trì, bảo vệ, phát triển và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, rừng phòng hộ nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước phù hợp cho từng lưu vực sông, vùng, khu vực trong khi vẫn đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân sống phụ  thuộc vào rừng cần phải được triển khai thực hiện.

Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống trên Trái đất chúng ta

Hiệu quả to lớn đem lại từ rừng

Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Vì thế, ở những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.

Rừng là lớp che phủ rất quan trọng có tác dụng giữ, điều hòa nước, chống trơn trượt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, khi mất đi lớp thảm thực vật che phù này, dù có thay thế bằng lớp thảm khác gồm những cây công nghiệp, cây ăn quả được trồng sau đó hiệu quả giữ nước này sẽ không thể đảm bảo. Ở địa hình đồi núi dốc như ở Việt Nam, mưa lũ xảy ra nước sẽ trôi tuột xuống hạ lưu do không còn lớp thảm níu giữ.

Rừng không chỉ là lá phổi xanh của trái đất, cung cấp nguồn sống cho chúng ta, rừng còn là bức tường thành, lá chắn tự nhiên vô cùng quan trọng che chở con người khỏi thiên tai, hiểm họa. Những đợt thiên tai, lũ lụt, sạt lở đất trên cả nước thời gian gần đây càng cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng.

Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Vì thế, ở những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.

Theo tính toán của các nhà khoa học, các hàng cây với khoảng cách phù hợp sẽ cản được 30% tốc độ gió và có khả năng bảo vệ phạm vi đất đai gấp hơn 2 lần chiều cao của cây.

Ở những nơi có gió cát và hạn hán nghiêm trọng, việc trồng những hàng cây phi lao ngăn gió cát rất có tác dụng cải thiện môi trường sinh thái đất đai.

Thực tế cho thấy, nếu nước mưa trực tiếp xối vào mặt đất thì mỗi năm một ha đất trồng hoa bị xói mòn 20 tấn, đất trồng cỏ bị xói mòn 1 tấn, trong khi đó đất trồng rừng chỉ bị xói mòn 0,1 tấn.

Mặt đất trong rừng có nhiều cành và lá cây khô, nước mưa rơi xuống mặt đất không thể xối thẳng vào đất, cũng không thể chảy nhanh mà ngầm chảy từ từ. Đó là vật cản quan trọng khiến mưa to không gây ra lũ lụt và rất có ích đối với việc bảo vệ đồng ruộng, nhà cửa.

Cây cối cũng là những “anh hùng” hút bụi, chống ô nhiễm. Hiện nay, lượng khí cacbonic thải ra ngày một tăng. Biện pháp duy nhất để giải quyết vấn đề này là trồng nhiều cây xanh, vì cây xanh có khả năng hấp thụ khí cacbonic.

Trung bình 1ha cây tán lá rộng có thể hấp thụ được 1 tấn khí cacbonic/ngày và nhả ra 730kg khí oxy. Lượng khí cacbonic do một người thải ra trong 1 ngày sẽ được 10m2 cây xanh hút hết.

Ngoài ra cây xanh còn hấp thụ tiếng ồn, hấp thụ một số chất ô nhiễm trong không khí và một số nguyên tố kim loại nặng trong đất.

Một ha rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300- 500 kg, 16 tấn oxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3-10 tấn). Mỗi người một năm cần 4.000kg O2, tương ứng với lượng oxy do 1.000- 3.000 m2 cây xanh tạo ra trong năm. Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3-5 độ C. Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão.

Hệ số dòng chảy mặt trên đất có độ che phủ 35% lớn hơn đất có độ che phủ 75% hai lần. Lượng đất xói mòn của rừng bằng 10% lượng đất xói mòn từ vùng đất không có rừng. Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của các loài động thực vật quý hiếm.

Vì vậy, tỷ lệ đất có rừng che phủ của mỗi quốc gia là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường quan trọng. Diện tích đất có rừng của một quốc gia tối ưu phải đạt 45% tổng diện tích. Riêng ở tỉnh ta, hiện độ che phủ rừng đạt hơn 57%.

Cây xanh có khả năng rất lớn trong việc chống gió, giữ nước, ngăn xói lở, chống ô nhiễm…, nhưng khả năng tự bảo vệ của chúng lại có hạn, nên chúng cần sự bảo vệ của con người và cũng là cách để rừng bảo vệ chính con người.

Hậu quả từ phá rừng là không tránh khỏi

Hậu quả của việc phá rừng là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém… Theo Tổng cục Phòng, Chống thiên tai, mỗi năm nước ta xảy ra khoảng 10-15 trận lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là tại các vùng núi phía Bắc, Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Thời tiết cực đoan, mưa lớn, mưa kéo dài là nguyên nhân kích hoạt lũ quét và sạt lở đất, cuốn theo cây cối, đất đá, thậm chí tính mạng, tài sản của con người. Mưa bão lũ xảy ra ở nước ta ngày càng tăng; trở thành mối đe dọa nguy hại đến cuộc sống con người và nền kinh tế đất nước.

Ngoài do biến đổi khí hậu, đặc điểm địa lý thì tình trạng mưa lũ ở nước ta trở nên nghiêm trọng, khốc liệt hơn là do nạn chặt phá rừng. Chính điều này gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn. Bên cạnh đó, còn vấn nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện…

Trong một thời gian dài, hậu quả của việc phá rừng đã khiến diện tích rừng phòng hộ, đầu nguồn tại các tỉnh thành tại miền Trung bị san bằng để làm thủy điện, gây khó khăn khiến cho việc điều tiết nước ở khu vực thượng nguồn bị ảnh hưởng khi mưa lớn.

Diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá gây mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến mưa lũ, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Rừng đầu nguồn bị chặt phá cũng khiến cho cường độ của nước dâng lên cao hơn, lũ đi nhanh hơn.

Bảo vệ rừng chính là việc giữ gìn, ngăn chặn bằng mọi cách để rừng phát triển một cách tự nhiên không bị chặt phát hủy hoại môi trường sống. Bên cạnh việc cung cấp nguồn gỗ, thì rừng còn là nơi tập trung của vô vàn cây thuốc quý hiếm (thuốc nam, thuốc bắc,…), là nguồn dược liệu dồi dào phục vụ trong việc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của con người.

Và vì lẽ đó, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là cần phải tích cực khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, đặc biệt là các khu vực thường gây ra lũ quét, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ lớp phủ thực vật, tăng khả năng giữ nước của lưu vực, hạn chế khả năng tập trung dòng chảy lũ.

Như chúng ta đã biết, rừng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng tự nhiên và hỗ trợ cho sự sống trên hành tinh. Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động chủ động và tránh những việc sau đây:

Khai thác rừng không bền vững: Khai thác rừng không bền vững là một trong những nguyên nhân chính gây suy thoái rừng. Việc chặt phá rừng quá mức, không tuân thủ quy định về tái tạo rừng và sử dụng không bền vững các nguồn tài nguyên rừng làm hại đến hệ sinh thái và gây mất cân bằng môi trường.

Rừng trồng không đúng cách: Việc trồng rừng không đúng cách hoặc không tuân thủ các quy định kỹ thuật gây hại đến sự phát triển của rừng. Sử dụng loại cây không phù hợp với vùng đất, không có sự quản lý và chăm sóc hợp lý dẫn đến việc rừng không phát triển, không cung cấp được các dịch vụ sinh thái cần thiết.

Đánh bắt và săn bắn trái phép: Hoạt động đánh bắt và săn bắn trái phép gây hại nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của rừng. Việc săn bắn trái phép có thể làm giảm số lượng các loài quý hiếm và đe dọa cân bằng sinh thái. Đánh bắt và săn bắn trái phép cũng ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn và gây tác động lớn đến hệ sinh thái rừng.

Đốt rừng: Hành động đốt rừng gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường. Việc đốt rừng làm mất mát diện tích rừng rộng lớn và gây ra hiện tượng khói và ô nhiễm không khí. Ngoài ra, việc đốt rừng còn góp phần vào tăng lượng khí thải carbon vào không khí, đóng góp vào hiện tượng biến đổi khí hậu. Các đám cháy rừng có thể lan rộng và gây thiệt hại không thể đảo ngược, ảnh hưởng đến cả môi trường sống của con người và các loài sinh vật.

Rừng trồng đơn giống: Trồng cây đơn giống trên diện tích rừng lớn có thể tạo ra một môi trường không đa dạng sinh học. Việc này làm mất đi sự cân bằng tự nhiên và gây khó khăn cho quá trình tái tạo rừng sau này. Rừng đa dạng sinh học cung cấp nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm việc bảo vệ đất, cung cấp nước và là môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.

Sử dụng hóa chất gây ô nhiễm: Việc sử dụng hóa chất gây ô nhiễm trong các hoạt động nông nghiệp hoặc công nghiệp gần khu vực rừng có thể làm hại đến hệ sinh thái rừng. Hóa chất như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và chất thải công nghiệp khi xâm nhập vào rừng có thể gây ô nhiễm nước và đất, làm giảm chất lượng môi trường sống của các loài sinh vật.

Du lịch không bền vững: Du lịch không bền vững có thể gây hại đến rừng. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng không phù hợp, đồng thời tăng lượng du khách không kiểm soát có thể gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học của rừng. Ngoài ra, việc bỏ rác không đúng nơi, đi lại trên các vùng đất nhạy cảm và đe dọa các loài địa phương cũng là một vấn đề cần quan tâm.

Song song là thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng phổ biến nhất gồm có: Hạn chế khai thác rừng bừa bải, không nên săn bắt các loại động vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài; Ngăn chặn hiện tượng chặt phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho các loại thực vật; Xây dựng các khu bảo tồn, vườn thực vật, vườn quốc gia; Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân đặc biệt là những vùng sâu, vùng sa có trình độ dân trí thấp để cùng tham gia bảo vệ rừng; Tham gia các hoạt động bảo vệ rừng, trồng cây xanh ở trường hoặc địa phương…

Báo cáo với Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo huyện Lục Nam cho biết, mực nước sông Lục Nam đang lên chậm. Các hồ chứa trên địa bàn huyện lượng nước gần đạt 100% thiết kế. Bão đã gây mất điện trên diện rộng, hiện các xã vùng trũng thấp (Cẩm Lý, Vũ Xá, Đan Hội, Yên Sơn, Bắc Lũng, Khám Lạng) chưa thể cấp điện trở lại nên không vận hành được các trạm bơm tiêu úng.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương kiểm tra tình hình mưa lũ trên sông Lục Nam, đoạn qua khu vực Trạm bơm cống Chản.

Mưa lớn vào đêm 7/9 và sáng 8/9 làm 8 thôn trên địa bàn huyện bị chia cắt, cô lập. Cả huyện có 89 hộ bị ảnh hưởng do nước ngập phải di dời; hơn 2,4 nghìn ha lúa, 26,7 ha ngô, hơn 149 ha cây rau màu, 146,2 ha cây ăn quả và hơn 2,3 nghìn ha rừng trồng bị ngập, đổ, gãy.

Nước sông Lục Nam dâng cao, tràn vào đồng ruộng của người dân xã Vũ Xá.

Từ 17 giờ ngày 8/9 đến 1 giờ ngày 9/9, UBND huyện Lục Nam đã huy động các lực lượng tham gia chống tràn các tuyến đê bối (đê Vũ Xá - Đan Hội; đê Huyền Sơn, đê Cương Sơn). Tuy nhiên, do nước sông Lục Nam tiếp tục dâng cao khiến các con trạch gia cố bị vỡ, nước tràn vào đồng gây thiệt hại nhiều diện tích lúa và hoa màu. Riêng tại xã Vũ Xá thiệt hại 420 ha lúa, 5,5 ha rau màu.

Đồng chí Lê Ánh Dương kiểm tra công trình hồ Cấm Sơn.

Phát biểu chỉ đạo tại đây, đồng chí Lê Ánh Dương biểu dương, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền huyện Lục Nam và xã Vũ Xá trong công tác phòng, chống lũ lụt. Đồng chí nhấn mạnh, dự báo trong thời gian tới tiếp tục có mưa, nước trên thượng nguồn dồn về sẽ gây áp lực lớn cho tuyến sông đoạn qua huyện Lục Nam.

Do đó, các lực lượng tại địa phương cần thường xuyên theo dõi, nắm bắt sát tình hình, bố trí lực lượng ứng trực thường xuyên để sẵn sàng đối phó với các tình huống xảy ra. Quá trình thực hiện nhiệm vụ phải bảo đảm tuyệt đối an toàn về người.

Mực nước hồ Cấm Sơn đang ở mức cao.

Đồng chí đề nghị công tác thống kê thiệt hại sau bão lũ cần thực hiện chính xác, khách quan làm cơ sở để đề xuất các nguồn kinh phí hỗ trợ. Huyện cùng với xã khẩn trương khắc phục hư hại về trường, lớp học để sớm đưa hoạt động dạy và học trở lại bình thường; kịp thời hỗ trợ người dân bị thiệt hại lúa, hoa màu.

Đồng thời tuyên truyền, khuyến cáo người dân không vớt củi, đánh cá hay thực hiện các hoạt động khác trên sông nước, tránh tai nạn đáng tiếc. Có phương án hỗ trợ, chi viện nhằm bảo đảm an toàn cho người dân thôn Vũ Trù Làng, xã Vũ Xá đang bị cô lập bởi nước lũ.

Đối với các công trình cống thoát nước tại xã Vũ Xá, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị địa phương và ngành chức năng nghiên cứu thiết kế có thể ngăn nước chảy vào, bảo vệ diện tích sản xuất phía trong đê. Đồng chí yêu cầu thời gian tới, ngành chức năng và các địa phương cần tổ chức rút kinh nghiệm về công tác dự báo cũng như phòng, chống bão lụt tại mỗi địa phương.

Tại hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn), từ 24 giờ ngày 8/9 nước bắt đầu rút, lúc 5 giờ ngày 9/9 ở cao trình 67,65 m, trong buổi sáng khu vực này không có mưa. Với mực nước này, còn 1,1m hồ sẽ tràn đỉnh.

Sau khi kiểm tra trực tiếp, đồng chí Lê Ánh Dương yêu cầu ngành Nông nghiệp chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, địa phương canh gác, theo dõi sát mực nước hồ Cấm Sơn để tham mưu phương án kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra.

Chiều ngày 03/12 tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) tổ chức Lễ công bố thành lập Văn phòng đại diện.

Đến dự lễ công bố, về phía Hiệp hội VATAP có các đồng chí, Chủ tịch Nguyễn Đăng Sinh; nguyên Chủ tịch Lê Thế Bảo; các Phó chủ tịch: Trịnh Văn Ngọc, Nguyễn Xuân Ngọc, Phạm Xuân Vinh; Tổng thư ký Trần Hương Giang; Chánh Văn phòng Lê Thị Linh; Phó trưởng Ban phát triển hội viên, Nguyễn Xuân Chiến cùng đông đảo ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội VATAP.

Về phía tỉnh Bắc Ninh có ông Trần Trung Chính - Phó giám đốc Sở Nội vụ; ông Vũ Mạnh Hải - Quyền Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh, cùng đại diện các phòng, ban, cơ quan ban ngành của tỉnh và lãnh đạo một số doanh nghiệp, các cơ quan báo chí.

Tại lễ công bố, Tổng thư ký Hiệp hội VATAP, Trần Hương Giang đã công bố Quyết định số 73/QĐ-HH của Chủ tịch Hiệp hội VATAP về việc thành lập Văn phòng đại diện Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam tại tỉnh Bắc Ninh.

Theo đó, căn cứ Quyết định số 22/2004/QĐ-BNV, ngày 29/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc cho phép thành lập Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 1419/2006/QĐ-BNV, ngày 10/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc phê duyệt bản điều lệ (sửa đổi) Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam;

Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam tại tỉnh Bắc Ninh có trụ sở Văn phòng đại diện tại Cục quản lý thị trưởng tỉnh Bắc Ninh, địa chỉ số 439 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Chức năng nhiệm vụ của Văn phòng đại diện được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Hiệp hội - Văn phòng đại diện tại tỉnh Bắc Ninh.

Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam Quyết định bổ nhiệm ông Vũ Mạnh Hải (Q. Cục trưởng, Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh) giữ chức vụ Trưởng Văn phòng đại diện và ông Trần Trọng Lượng giữ chức vụ Phó trưởng thường trực Văn phòng đại diện.

Cũng tại lễ công bố, thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh, Trần Trung Chính đã công bố Quyết định số 445/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc cho phép Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam đặt Văn phòng đại diện tại tỉnh Bắc Ninh.

Phát biểu tại lễ công bố, nguyên Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, ông Lê Thế Bảo đánh giá cao việc lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, lãnh đạo Sở Nội vụ cùng các cơ quan ban ngành tỉnh đã quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi để Hiệp hội thành lập Văn phòng đại diện tại địa phương.

Nguyên Chủ tịch Lê Thế Bảo nhấn mạnh: Trong quá trình hoạt động tới đây, Văn phòng đại diện Hiệp hội VATAP cần bám sát chỉ đạo để định hướng hoạt động của mình; phát huy cao vai trò trách nhiệm, thực hiện tốt tôn chỉ, đồng hành phối hợp cùng các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp của tỉnh, đấu tranh có hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm ổn định tình hình thị trường hàng hóa tại địa bàn.

Nguyên Chủ tịch Hiệp hội VATAP, Lê Thế Bảo cũng kêu gọi các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hội viên tại địa phương nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật, nâng cao ý thức tự bảo vệ thương hiệu sản phẩm, hàng hóa của mình, bảo đảm chất lượng đối với công bố, chịu trách nhiệm trước pháp luật, sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp mình sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ, kịp thời cùng các cơ quan chức năng và Văn phòng Hiệp hội VATAP tại Bắc Ninh trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp.

Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng Văn phòng đại diện Hiệp hội VATAP tại Bắc Ninh, ông Vũ Mạnh Hải, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh gửi lời cảm ơn lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh cùng các sở, ban ngành đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thành lập Văn phòng cũng như Ban lãnh đạo Hiệp hội đã tin tưởng, giao nhiệm vụ mới này.

Ban lãnh đạo Văn phòng đại diện cùng các thành viên sẽ tuân thủ, thực hiện đúng pháp luật, đúng tôn chỉ mục đích và quy chế hoạt động của Hiệp hội. Quyết tâm phát huy tốt vai trò trách nhiệm, tâm huyết, đồng hành phối hợp có hiệu quả cùng các cơ quan chức năng, doanh nghiệp - xứng danh là “người gác cổng” chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái,… trên địa bàn tỉnh.

Cũng tại buổi lễ, Hiệp hội VATAP đã tổ chức kết nạp 17 hội viên là những doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Danh sách các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội VATAP tại Bắc Ninh

1. Công ty Dược phẩm Bắc Ninh, địa chỉ số 21, Nguyễn Văn Cừ, Ninh Xã, Bắc Ninh

2. Công ty TNHH dịch vụ thương mại Bắc Ninh, địa chỉ KCN Khắc Niệm, TP. Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh)

3. Công ty Tiến Quốc, địa chỉ, KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh

4. Công ty TNHH vàng bạc Sơn Hà, địa chỉ, 257 Ngô Gia Tự, Tiền An, TP. Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh)

5. Công ty Trường Mạnh, địa chỉ, thôn Hồi Quan, Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh

6. Công ty vàng bạc Tiến Ngọc, địa chỉ, số 1 Minh Khai, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh

7. Công ty Dược Gia Nguyễn, địa chỉ, đường Yên Phong 6, KCN Yên Phong, huyện Yên Phong, Bắc Ninh

8. Chi nhánh Công ty cổ phần dinh dưỡng Nutrica, địa chỉ, lô VII.2, KCN Thuận Thành 3, Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh

9. Công ty TNHH Hoàng Gia, địa chỉ, số 1 Lạc Long Quân, TP. Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh)

10. Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Pilimil, địa chỉ, thôn Chè, Liên Bão, Tiên Du, Bắc Ninh

11. Chi nhánh xăng dầu Bắc Ninh, địa chỉ, phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh)

12. Công ty giấy Lori, địa chỉ, thôn Đại Sơn, Hoàn Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh

13. Công ty gas Venus, địa chỉ, lô 4, KCN Khai Sơn, Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh

14. Công ty thương mại dầu khí An Dương, địa chỉ, LK 6C -19, KĐT Mỗ Lao, phường Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội

15. Siêu thị Dabaco BN, địa chỉ, đường Lý Thái Tổ, Võ Cường, TP. Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh)

16. Hộ kinh doanh Lê Thế Thảo, địa chỉ, thôn Hồi Quan, Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh

17. Công ty gỗ Phương Nam, địa chỉ, số 277, KCN Dốc Sặt, Trang Hạ, Từ Sơn, Bắc Ninh