Qua 26 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của các Hiệu trưởng PGS TS Đoàn Văn Điện, TS Trần Hành, NGND TS Đỗ Hữu Tài và nay là TS Lâm Thành Hiển, Trường Đại học Lạc Hồng đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào và được Nhà nước ghi nhận bằng việc tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2017, 2018), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2012), Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2007, 2013, 2014), Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2020. Những tập thể, cá nhân gắn bó và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của trường cũng được ghi nhận và tặng thưởng các danh hiệu cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba cho Khoa Điện – Điện tử, Khoa Cơ Điện; Huân chương Lao động hạng Ba cho thầy Lâm Thành Hiển; bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Khoa Cơ Điện, Khoa Công nghệ Thông tin, Công đoàn Trường, Đoàn Thanh niên và nhiều cá nhân khác.. Ngoài ra, những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường cũng được nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Đồng Nai…
Qua 26 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của các Hiệu trưởng PGS TS Đoàn Văn Điện, TS Trần Hành, NGND TS Đỗ Hữu Tài và nay là TS Lâm Thành Hiển, Trường Đại học Lạc Hồng đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào và được Nhà nước ghi nhận bằng việc tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2017, 2018), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2012), Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2007, 2013, 2014), Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2020. Những tập thể, cá nhân gắn bó và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của trường cũng được ghi nhận và tặng thưởng các danh hiệu cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba cho Khoa Điện – Điện tử, Khoa Cơ Điện; Huân chương Lao động hạng Ba cho thầy Lâm Thành Hiển; bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Khoa Cơ Điện, Khoa Công nghệ Thông tin, Công đoàn Trường, Đoàn Thanh niên và nhiều cá nhân khác.. Ngoài ra, những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường cũng được nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Đồng Nai…
Nồng độ nước ối thấp hay còn được gọi là tình trạng thiếu ối xảy ra khi chỉ số AFI đo được dưới 5cm (chỉ số bình thường là 5-25cm) và chỉ số MVP nhỏ hơn 2cm.
Tình trạng này thường xảy ra ở những bà mẹ có tiền sử mắc một trong những bệnh lý sau:
Tình trạng thiểu ối có thể xảy ra trong bất kỳ tam cá nguyệt nào, tuy nhiên nếu xảy ra vào khoảng 6 tháng đầu của thai kỳ thì nguy cơ dị tật bẩm sinh hay sinh non cao hơn, nghiêm trọng hơn dẫn đến sảy thai, thai chết lưu.
Còn trong trường hợp người mẹ có dự trữ nước ối thấp trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ thì sẽ gặp một vài rủi ro như thai nhi chậm lớn hay ngôi thai bị ngược. Do đó, phần còn lại của thai kỳ sẽ được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi.
Theo đó, các bác sĩ có thể áp dụng một vài xét nghiệm để đưa ra đánh giá chính xác về mức độ ảnh hưởng của tình trạng thiểu ối cũng như có phương án điều trị kịp thời như truyền nước bổ sung dịch ối cho mẹ. Một số xét nghiệm cần thiết bao gồm:
Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể chỉ định người mẹ cần phải sinh sớm, để bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con. Vì thiểu ối sẽ dễ dẫn đến tình trạng mẹ bị vỡ ốm sớm dù chưa đến ngày chuyển dạ và có nguy cơ gây nhiễm trùng ối, bào thai và tử cung… gây nguy hiểm đến tính mạng.
Thông thường đối với các mẹ bầu bị thiếu ối nhẹ, các bác sĩ có thể khuyên nên uống nước dừa khoảng 2-3 lần mỗi tuần để giúp tăng lượng nước ối cũng như làm sạch nước ối. Bên cạnh đó, bổ sung nước tinh khiết hàng ngày cũng sẽ khắc phục được tình trạng thiếu ối ở mẹ bầu.
Tình trạng đa ối xảy khi người mẹ dư thừa quá nhiều nước ôi và chỉ số AFI đo được hơn 24cm và MVP lớn hơn 8cm. Đa ối thường xảy ra ở những trường hợp mẹ bầu mang song thai hay đa thai. Theo đó, các nguyên nhân gây đa ối ở mẹ bao gồm:
Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng phổ biến khi bị đa ối như đau bụng và khó thở do tử cung mở rộng hay bụng to lên nhanh, các cơn đau tức đột ngột. Ảnh hưởng của đa ối sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé như sinh non, vỡ ối sớm, nhau bong non, thai chết lưu, dị tật thai nhi, dây rốn quấn cổ hay xuất huyết sau sinh.
Chính vì thế, trong quá trình mang thai, mẹ có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hay siêu âm thường xuyên để theo dõi mức độ nước ối trong tử cung. Các trường hợp đa ối nhẹ thì không cần quá lo lắng và có thể sử dụng một vài loại thuốc lợi tiểu an toàn. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, cần phải giảm lượng nước ối thì các bác sĩ có thể tiến hành chọc ối để rút bớt lượng nước ối cần thiết.
Vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng rò rỉ nước ối. Tuy nhiên, trong một số trong một số trường hợp, mẹ cũng có thể nhầm lẫn đôi chút giữa nước ối và một số loại chất lỏng khác. Bởi vì trong thời điểm này, tử cung đang đè lên bàng quang khiến nước tiểu cũng bị rò rỉ ra ngoài. Bên cạnh đó các mô âm đạo cũng có thể sản xuất thêm chất lỏng để giúp em bé dễ dàng vượt qua hơn. Vì vậy, có thể khó xác định xem chất lỏng bị rò rỉ ra ngoài là nước tiểu, nước ối hay dịch âm đạo.
Vì thế, các mẹ bầu có thể dựa vào đặc tính màu sắc và mùi để xác định chính xác đâu là nước ối, đâu là nước tiểu hay dịch âm đạo.
Nếu chất lỏng không có màu và không có mùi, đó sẽ là nước ối còn nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt hoặc đậm và có mùi, trong khi dịch âm đạo có màu trắng và hơi nhầy.
Trong trường hợp, chất lỏng bị rỉ ra có màu xanh lá cây, xanh nâu hoặc mùi hôi, điều này có thể cho thấy vi khuẩn đã xâm nhập được vào tử cung và gây nên tình trạng nhiễm trùng nước ối. Hãy liên hệ với bác sĩ để có ngay những tư vấn và can thiệp kịp thời.
Vỡ ối sớm là tình trạng màng ối vỡ trước tuần thai thứ 37. Tùy thuộc vào việc điều này này xảy ra sớm như thế nào, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người mẹ và đứa trẻ chưa sinh. Thường cứ 100 ca mang thai sẽ có khoảng 2 ca vỡ ối sớm.
Trong một số trường hợp, vỡ ối sớm cũng là dấu hiệu cho tình trạng chuyển dạ sớm và sinh non ở người mẹ. Theo đó, vỡ ối sớm sẽ được chia làm hai giai đoạn: một là vỡ ốm sớm khi chưa có hiện tượng chuyển dạ hay còn được gọi vỡ ối non; còn một là vỡ ối khi đã chuyển dạ nhưng cổ tử cung chưa mở.
Điều quan trọng nhất khi hiện tượng này xảy ra là người mẹ cần liên hệ ngay với các bác sĩ và tuyệt đối tránh đưa bất cứ thứ gì vào âm đạo, vì điều này có thể dẫn đến việc nhiễm trùng.
Nước ối là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Việc theo dõi chỉ số nước ối thường xuyên sẽ giúp các mẹ bầu có những điều chỉnh kịp thời để hạn chế tối đa những nguy cơ xấu có thể xảy ra với em bé.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh