Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh: DUYÊN PHAN
Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo đó, ông Nguyễn Văn Phúc dẫn thống kê Việt Nam có khoảng 2,7 triệu công nhân may, hơn 1 triệu công nhân da giày, gần 1 triệu công nhân lắp ráp điện tử.
"Nhiều người dự báo trong tương lai họ sẽ mất hết việc. Và việc đó đã và đang diễn ra. Hiện nay, một con robot làm việc thay người trong các nhà máy có giá khoảng 250.000 USD nhưng trong 5-10 năm tới chỉ có giá 30.000 USD. Khi đó việc sản xuất 24/7/365 ngày trong năm ở các nhà máy không có ánh điện sẽ hoàn toàn khả thi.
Nếu các em là nhà đầu tư, là chủ sản xuất, em sẽ chọn công nhân hay robot? Kiếm đâu ra ở trên thế giới này giá nhân công đủ rẻ hơn và có thể đua được với robot về năng suất lao động?" - ông Phúc gợi mở vấn đề.
Bên cạnh đó, ông Phúc cũng nhắn gửi học sinh các chuyên gia dự báo sẽ có những môn học, ngành học, công việc đang là mốt, là hot hôm nay sẽ hoàn toàn biến mất trong tương lai.
"Như vậy, kỹ năng tự học và học liên tục là quan trọng nhất trong thời đại hiện nay… Vai trò của nhà trường trong thời đại bây giờ sẽ không phải là nơi để dạy kiến thức cho các em nữa, mà là dạy các em kỹ năng tự học" - ông Phúc nói.
"Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt với những tính cách, những ưu - nhược điểm, khả năng tiếp nhận kiến thức khác nhau. Giáo dục bây giờ là định hướng cho học sinh kỹ năng để các em tự học những gì tốt nhất cho bản thân, để các em có thể sống tốt trong thời đại mà công nghệ đang phát triển nhanh như vũ bão.
Vì vậy tôi mong các thầy cô giáo và các em học sinh cần nhận thức rõ những hạn chế của mình, xem đó là cơ hội để học hỏi thêm, rèn luyện thêm…" - ông Phúc nói.
Năm nay thầy Nguyễn Xuân Khang - chủ tịch hội đồng giáo dục, người sáng lập Trường phổ thông liên cấp Marie Curie Hà Nội - chọn chủ đề cho lễ khai trường cũng là điều thầy muốn nhắn gửi đến học trò là "Thời gian".
Trên tấm phông trang trí của buổi lễ khai giảng ngoài dòng chữ "Lễ khai giảng năm học 2024-2025" có hình chiếc đồng hồ và chữ "Thời gian". Bên cạnh đó là lời nhắn gửi: "Đừng bao giờ để đến ngày mai những việc bạn có thể làm hôm nay".
Trong bài phát biểu ngắn tại lễ khai giảng, thầy Khang cũng nói về thời gian: "Thời gian là quãng ngày để hạt giống nảy mầm, để con người sinh ra và lớn lên. Thầy muốn nhắc học sinh rằng thời gian tự nhiên thì vô hạn, nhưng mỗi người chỉ có một số năm hữu hạn để sống. Vì thế hãy sống đừng lãng phí. Vì mỗi giây phút sống có ý nghĩa có thể làm nên những điều bất ngờ".
"Thời gian quý hơn vàng! Hãy dùng thời gian mình có để thực hiện những hoài bão và đam mê! Thời gian, đừng bao giờ để đến ngày mai những việc bạn có thể làm hôm nay", lời cuối của bài diễn văn nhẹ nhàng, chứa đựng nhiều điều muốn nhắn gửi đến học sinh.
Nhiều phụ huynh và cựu học sinh Trường Marie Curie Hà Nội chia sẻ mỗi mùa khai trường đều chờ đợi một chủ đề, một thông điệp bất ngờ như thế.
Ở Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) trong lễ khai giảng năm học mới, học sinh tự điền vào bảng "Mục tiêu tháng ngày - dựng xây ước mơ" theo hành trình Ươm mầm (lớp 10), Trổ bông (lớp 11) và Kết trái (lớp 12). Nhiều học sinh đã viết vào ô của lớp mình những điều dự định hướng đến như "yêu thương, đoàn kết, nhiều niềm vui" hay "kết nối".
Các bạn lớp 12 bày tỏ những mong ước "đỗ đại học", vượt vũ môn thành công. Một số ô lớp ghi những "ước mơ" đơn giản đúng chất học trò như mong cả lớp được đi liên hoan cùng nhau.
Tiếp nối việc ghi ước mơ trong ngày khai trường, các giáo viên chủ nhiệm và học sinh mỗi lớp cũng có kế hoạch cụ thể trong năm học và ở buổi họp phụ huynh, thầy cô chủ nhiệm cũng đề nghị phụ huynh cùng đặt ra "chương trình hành động" cụ thể để giúp các con thực hiện ước mơ như thế nào trong năm học.
Học sinh, sinh viên đến tư vấn với mong muốn được chia sẻ về nhiều vấn đề trong cuộc sống như vấn đề về gia đình, căng thẳng, trầm cảm, lo lắng, hay các vấn đề về mối quan hệ.
Nhiều học sinh tin rằng để giải quyết các tình huống trong đời thực cũng như các vấn đề về cảm xúc, việc bắt đầu cuộc nói chuyện với nhà tâm lý học đường là rất quan trọng. Học sinh ít khi gặp khó khăn về vấn đề sức khỏe thể chất mà thường khó khăn khi giải quyết các vấn đề bình thường trong cuộc sống, ví dụ như mối quan hệ gia đình, bạn bè, lo lắng về kết quả học tập,...
Nhiều học sinh nhận biết về vai trò và ý nghĩa của tư vấn học đường vì họ đã trải nghiệm tư vấn; nhờ có tư vấn, họ đã nâng cao nhận thức và năng lực để đáp ứng những thách thức mà họ phải đối mặt.
Kết quả từ nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy những học sinh được tư vấn tâm lý tự tin hơn và có kết quả học tập tốt hơn trước khi tư vấn.
Việc tư vấn có tác dụng tích cực trong quá trình học của học sinh, sinh viên. Những học sinh, sinh viên được tư vấn tâm lý loại bỏ được các căng thẳng, lo lắng hiện có, họ tập trung vào mục tiêu của mình cũng như nhận thức về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
Thông qua tư vấn tâm lý học đường, học sinh có thể lập kế hoạch thời gian biểu của mình theo mục tiêu. Họ học cách quản lý cảm xúc của mình và được người nhà tâm lý học đường thúc đẩy để luôn có động lực cải thiện nhận thức và hành vi.
Nhiều học sinh đề nghị rằng nên mở rộng tư vấn tâm lý học đường ở các trường xuyên suốt các cấp học. Nên chỉ định một nhà tâm lý để tư vấn cho học sinh và khi các em cần giúp đỡ để các nhà tâm lý học đường sẵn sàng hỗ trợ học sinh.
Tư Vấn Học Đường có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của học sinh và sinh viên. Vì vậy, cần có các nhà tư vấn tâm lý học đường luôn sẵn sàng hỗ trợ học sinh với những khó khăn gây cản trở quá trình học tập hiệu quả.
Nếu bạn hoặc người thân của bạn là học sinh sinh viên, đang gặp nhiều khó khăn về tâm lý gây cản trở quá trình học tập, hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện Tâm lý Viện-pháp ngay hôm nay để được tư vấn tận tình. Chúng tôi có các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm và đã thành công tư vấn tâm lý học đường cho nhiều thế hệ học sinh, sinh viên.
Một số thông tin trong bài viết được tham khảo từ The Effect of Psychological Counseling on Mental Health - Kirti Matliwala - MedCrave
1.Ngày xưa, bé mới đến trường Mẹ đưa đến lớp, nước mắt như mưa, ơ hờ... Dần quen, bạn thân cô mến Ôi ngôi trường cũ, có lắm ước mơ, ơ hờ... Để em, yêu sao cuộc sống Tuổi thơ học trò, làm em nhớ mãi, ơ hờ... Thời gian, mong sao chớ quên Công ơn thầy cô, ngày xưa đến trường Lắng tiếng ve đang gọi hè Đến lớp sao nghe bồi hồi... Phượng rơi đỏ thắm, sắc lá sân trường, để ai lưu luyến Với bao kỷ niệm, làm sao nói hết Giấy trắng học trò, thầy cô mến thương Với bao bạn bè, hè ơi cách xa Đếm lá thu rơi ngập đường Đến lớp mưa bay ngập ngừng Hạt mưa trên lá, ướt bước sân trường, tìm trong ánh mắt Có bao nhiêu điều, gửi trên chiếc lá Bóng dáng học trò, là trang sách thơ Sẽ mang nụ cười, vào thu ước mơ..... 2. Tuổi xuân, buồn vui khát vọng Ngày qua đến lớp, học biết bao điều, ơ hờ... Dần quen, bạn thân yêu mến Bên ngôi trường mới, sẽ lớn khôn thôi, ơ hờ... Để em, thêm yêu cuộc sống Tuổi thơ học trò, đừng qua mau nhé, ơ hờ... Tình yêu, trong em khó quên Mỗi khi hè sang, là trang kỷ niệm Đón gió đông sang lạnh lùng Đến lớp bâng khuâng ngại ngùng.. Ngẩn ngơ không nói, ánh mắt ngây thơ chợt nghe bối rối, phút giây vu vơ.. Thà như cơn gió, cuốn lá sân trường, để ta vấn vương Mãi trong tâm hồn, hỏi đông đến chưa... Ấm áp khi xuân ngỏ lời Đến lớp tung tăng nụ cười. Mừng thêm tuổi mới nắng hát sân trường Là hoa tươi thắm ngát hương cho đời. Tình yêu sẽ đến với tuổi học trò Đừng như giấc mơ thoáng qua trong đời Tuổi xuân chớ quên....