Chính Sách Phúc Lợi Dành Cho Người Lao Động

Chính Sách Phúc Lợi Dành Cho Người Lao Động

Hiện nay người lao động khá quan tâm về những quy định hay các chính sách dành cho người lao động của mình nhưng chưa biết tìm hiểu ở nguồn nào. Vậy nên hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây của Luật Thành Công để hiểu rõ hơn nhé.

Hiện nay người lao động khá quan tâm về những quy định hay các chính sách dành cho người lao động của mình nhưng chưa biết tìm hiểu ở nguồn nào. Vậy nên hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây của Luật Thành Công để hiểu rõ hơn nhé.

Chế độ, chính sách trợ cấp thôi việc

Đã làm việc liên tục cho doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên

Đã chấm dứt hợp đồng lao động theo các trường hợp:

Trừ các trường hợp đã đủ điều kiện hưởng lương hưu; người lao động bị chấm dứt hợp đồng do tự ý bỏ việc từ 05 ngày liên tục mà không có lý do chính đáng thì sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc.

Thời gian để tính trợ cấp thôi việc (thời gian) sẽ là tổng thời gian làm việc thực tế trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định và thời gian làm việc đã được doanh nghiệp chi trả trợ cấp thôi việc.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc (tiền lương) là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc theo hợp đồng.

Tiền trợ cấp thôi việc = ½ x Thời gian làm việc x Tiền lương

Chế độ, chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng:

Mức đóng bảo hiểm của người lao động và người sử dụng lao động được xác định theo quy định tại Điều 57 Luật việc làm 2013 như sau:

Người lao động đóng 1% tiền lương tháng.

Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia.

Trong đó, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, với mức lương đóng tối đa như sau:

Người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương cơ sở = 29,8 triệu đồng/tháng

Người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

Người lao động để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013 như sau:

Mức hưởng hàng tháng = 60% x Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Tìm hiểu: Nếu người lao động là người khuyết tật có những chính sách gì?

Chế độ, chính sách trợ cấp mất việc

Trợ cấp mất việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chi trả cho người lao động đã làm việc liên tục cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động.

Các trường hợp người lao động bị mất việc:

Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc:

Đã làm việc liên tiếp trong thời gian từ đủ 12 tháng trở lên cho người sử dụng lao động và bị mất việc theo các trường hợp được nêu ở trên;

Cứ mỗi năm làm việc thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phải chi trả trợ cấp mất việc cho người lao động bằng 01 tháng lương. Đối với trường hợp người lao động có thời gian làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động đã đủ 12 tháng trở lên nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc là ít hơn 24 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Tiền lương để tính trợ cấp mất việc (tiền lương):

Tiền trợ cấp mất việc = Thời gian làm việc x tiền lương

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc tương tự như thời gian tính trợ cấp thôi việc được nêu ở mục trên.

Ngoài các chính sách chung được nêu ở trên cho người lao động, Nhà nước còn ban hành các chính sách dành riêng cho lao động nữ.

Lao động nữ sẽ có những quyền lợi sau đây:

Được cải thiện điều kiện lao động như phải bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh tại nơi làm việc; khuyến khích áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, phù hợp mong muốn của lao động nữ.

Được hưởng các điều kiện chăm sóc y tế cũng như sức khỏe như sau:

Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc yêu cầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu tổ chức y tế có thẩm quyền xác nhận việc tiếp tục công việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Được người sử dụng lao động hỗ trợ thành lập và xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc được hỗ trợ một phần chi phí để gửi trẻ, mẫu giáo. Mức hưởng và thời gian hỗ trợ do người sử dụng lao động thỏa thuận với đại diện lao động nữ.

Ngoài các chính sách cơ bản trên, hiện tại Nhà nước đã ban hành thêm nhiều chính sách hỗ trợ người lao động như:

Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động

Chính sách này được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28/3/2022 theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg. Theo đó, người lao động sẽ được nhận hỗ trợ tiền thuê nhà nếu đáp ứng đủ các điều kiện.

Theo Quyết định thì có hai đối tượng được nhận hỗ trợ tiền thuê nhà gồm:

Tại Điều 1 Quyết định này nêu rõ phạm vi chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động gồm: Khu công nghiệp, khu chế xuất và Khu kinh tế trọng điểm và tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định:

Tìm hiểu ngay: Lao động nữ sinh con được hưởng những chế độ gì?

Theo đó, người lao động đang làm việc hoặc quay trở lại làm việc tại các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu vực kinh tế trọng điểm của 24 tỉnh, thành phố nêu trên và đáp ứng thêm các điều kiện sau đây thì được hưởng hỗ trợ tiền thuê nhà:

Căn cứ vào Điều 5 và Điều 9 Quyết định 08/2022/QĐ/CP quy định mức hỗ trợ người lao động như sau:

(i) Đối với người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp: 500.000 đồng/người/tháng trong tối đa 03 tháng tương đương 1,5 triệu đồng/người lao động.

(ii) Đối với người lao động quay trở lại làm việc: 01 triệu đồng/người/tháng trong tối đa 03 tháng, tương đương 03 triệu đồng/người lao động.

Như vậy, đối tượng đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì người lao động ở 24 tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm, trong đó có TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh sẽ được hỗ trợ tiền thuê nhà 1,5 triệu đồng/người với lao động đang làm ở doanh nghiệp và 03 triệu đồng/người với lao động quay trở lại làm việc.

Tăng giờ làm thêm tối đa lên đến 60 giờ/tháng

Kể từ ngày 01/4/2022, tăng giới hạn thời gian làm thêm giờ tối đa trong tháng và trong năm so với BLLĐ 2019. Qua đó, giúp cho NLĐ có thể tăng thêm thu nhập, giải quyết các vấn đề tài chính cũng như là trang trải bớt khó khăn trong cuộc sống.

Cụ thể, trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của NLĐ thì được sử dụng NLĐ làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm và được làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 01 tháng của người lao động, trừ các trường hợp sau đây:

Không áp dụng quy định về số giờ làm thêm trong 01 năm đối với ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

Chính sách tăng lương tối thiểu vùng

Kể từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với mức lương tối thiểu hiện hành cho lao động trên cả nước. Cụ thể tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng mới được quy định, cụ thể như sau:

4.680.000 (tăng thêm 260.000 đồng)

4.160.000 (tăng thêm 240.000 đồng)

3.640.000 (tăng thêm 210.000 đồng)

3.250.000 (tăng thêm 180.000 đồng)

Ngoài việc quy định tăng mức lương tối thiểu vùng theo tháng, Nghị định 38/2022/NĐ-CP cũng đã quy định cụ thể mức lương tối thiểu vùng theo giờ. Đây là cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho những người lao động đang làm việc bán thời gian.

Việc tăng mức lương tối thiểu vùng này cũng dẫn đến, tiền lương tối thiểu khi điều chuyển công việc, tiền lương ngừng việc, tiền trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động cũng tăng theo cũng như là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cũng có sự điều chỉnh tăng tương ứng.

Tăng tiền lương tháng đóng BHXH, BHTN, BHYT tối đa

Tiết lộ những nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động ngay tại đây !

Như vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng, mức tiền lương tính đóng BHXH, BHYT, BHTN tối thiểu của người lao động cũng sẽ tăng tương ứng theo.

Tăng tiền lương tháng đóng BHTN tối đa như sau:

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa

Quy định này áp dụng đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Người lao động được tạm trú, lưu trú trong khu công nghiệp từ 15/7/2022

Trước đây, cư dân không được phép sinh sống trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Chỉ trong một số trường hợp cần thiết, các nhà quản lý, điều hành, chuyên gia nước ngoài mới được tạm trú tại các công ty trong khu công nghiệp, khu xuất khẩu.

Nhưng bây giờ theo nghị định mới của Chính phủ liên quan đến quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Cụ thể, tại Nghị định 35/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2022 thì sẽ cho phép người lao động được tạm trú, lưu trú ở cơ sở lưu trú tại khu công nghiệp để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó:

Cơ sở để tạm trú, lưu trú được xây dựng tại phần diện tích đất dịch vụ của khu công nghiệp, nhưng cơ sở lưu trú phải bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định của pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự và không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Đăng ký xuất khẩu lao động qua giới thiệu việc làm của các cơ quan chức năng, lao động được các quyền lợi và chính sách hỗ trợ theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Quyền của người xuất khẩu lao động

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền của người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng như sau:

1. Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

2. Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;

3. Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

4. Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;

5. Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

6. Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;

7. Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;

8. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

9. Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.

Chính sách hỗ trợ người xuất khẩu lao động

Điều 4 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định Chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

1. Khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về.

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong một số ngành, nghề, công việc cụ thể có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc Việt Nam có ưu thế được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển ngành, nghề, công việc để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sử dụng người lao động sau khi về nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

2. Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

3. Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường lao động mới, an toàn, việc làm có thu nhập cao, ngành, nghề, công việc cụ thể giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

4. Bảo đảm bình đẳng giới, cơ hội việc làm, không phân biệt đối xử trong tuyển chọn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có biện pháp hỗ trợ bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với các đặc điểm về giới.

5. Hỗ trợ hòa nhập xã hội và tham gia thị trường lao động sau khi về nước.

Nước Đức có môi trường làm việc chuyên nghiệp với nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Chính phủ Đức ngày càng thực hiện nhiều chính sách nhằm thu hút sinh viên và người lao động nước ngoài tới học tập & làm việc. Các bạn có thể cân nhắc và lựa chọn du học nghề hoặc xuất khẩu lao động Đức. Trong bài viết này, EduGo sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về hai con đường đó và lựa chọn được con đường đúng đắn!

Nền kinh tế phát triển của Đức cung cấp một loạt cơ hội việc làm cho lao động nước ngoài. Từ các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, kỹ thuật cho đến các ngành công nghệ thông tin & dịch vụ. Đặc biệt, lĩnh vực công nghiệp cơ khí đang có nhu cầu cao về kỹ thuật viên và kỹ sư. Mang lại cơ hội việc làm với mức lương cao cho những ai có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Tìm hiểu về thị trường lao động tại Đức

Nước Đức cũng đang phải đối mặt với tình trạng dân số ngày càng già hóa. Dẫn đến nhu cầu ngày càng lớn về y tế và điều dưỡng. Điều này tạo ra cơ hội việc làm ổn định cho các điều dưỡng viên và nhân viên y tế. Bên cạnh đó, ngành cơ khí & xây dựng cũng thu hút được nhiều lao động nước ngoài tới làm việc. Đây còn là lựa chọn phổ biến của nhiều sinh viên quốc tế, không chỉ riêng sinh viên Việt Nam.

Để thành công trong môi trường làm việc tại Đức, bạn cần đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Cụ thể về kỹ năng, trình độ và khả năng sử dụng tiếng Đức để giao tiếp hiệu quả. Thị trường lao động tại Đức có mức lương cạnh tranh và điều kiện làm việc khá chuyên nghiệp. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh cao và áp lực công việc. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và khả năng thích nghi tốt, Đức hứa hẹn là một điểm đến lý tưởng để bạn phát triển sự nghiệp tại môi trường quốc tế.

Đức đã cập nhật và điều chỉnh nhiều chính sách quan trọng nhằm thu hút nhân tài quốc tế và nâng cao chất lượng lực lượng lao động. Cụ thể:

Một trong những thay đổi quan trọng nhất là cho phép người lao động nước ngoài xin quốc tịch Đức. Tuy nhiên sẽ không phải từ bỏ quốc tịch gốc như quy định trước đây. Chính sách này khuyến khích lao động quốc tế có tay nghề cao định cư lâu dài tại Đức. Đồng thời giúp mọi người giữ được quốc tịch của quốc gia gốc. Điều này góp phần tăng cường sự gắn bó của người lao động quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài hội nhập và làm việc lâu dài tại đất nước này.

Một số quy định về quốc tịch dành cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ ở Đức. Trẻ em khi sinh ra ở đây sẽ tự có quốc tịch Đức, tuy nhiên phải đảm bảo điều kiện. Đó là bố hoặc mẹ sống hợp pháp tại Đức từ 5 năm trở lên. Điều này giúp đảm bảo trẻ em được đầy đủ những quyền lợi giống như công dân nước Đức.

Chính phủ Đức đã mở rộng các chính sách gia hạn thị thực cho người lao động nước ngoài. Cho phép họ tiếp tục làm việc và cư trú lâu dài tại Đức nếu đáp ứng các tiêu chí nhất định. Điều này bao gồm việc gia hạn thị thực cho các lao động có hợp đồng làm việc lâu dài. Hoặc những người có đóng góp đáng kể vào hệ thống an sinh xã hội của Đức. Bạn sẽ được cấp thẻ vĩnh trú sau 04 năm. Ngoài ra có cơ hội nhập quốc tịch Đức chỉ sau 05 năm học tập & làm việc không gián đoạn.

Nhiều chính sách hỗ trợ định cư cho lao động tay nghề cao đang được thực hiện. Bao gồm việc định cư lâu dài và thường trú cho những người có trình độ chuyên môn cao. Chính sách này nhằm khuyến khích các chuyên gia tiếp tục sinh sống và làm việc tại Đức. Đồng thời giúp họ tích lũy kinh nghiệm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của quốc gia.

Xu hướng tham gia chương trình du học nghề Đức tại EduGo của các bạn trẻ 2k6

Du học nghề tại Đức đang trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến trong cộng đồng học sinh, sinh viên Việt Nam. Với hệ thống đào tạo nghề chất lượng và phương pháp học tập kết hợp lý thuyết và thực hành. Đức là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn phát triển kỹ năng nghề nghiệp một cách toàn diện.

Chương trình đào tạo nghề tại Đức không chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn. Ngoài ra còn tạo cơ hội thực tập và làm việc trực tiếp trong môi trường chuyên nghiệp. Từ đó giúp sinh viên có thể tích lũy những kinh nghiệm làm việc quý báu. Đặc biệt, việc tốt nghiệp từ các trường nghề tại Đức còn mở ra nhiều cơ hội việc làm không chỉ tại thị trường lao động châu Âu mà còn ở quốc tế.

Các bạn trẻ Việt Nam ngày càng nhận thức rõ giá trị của việc học nghề tại Đức. Không chỉ để nâng cao trình độ chuyên môn mà còn để tận hưởng những lợi ích về lương cao và môi trường làm việc ổn định. Với sự hỗ trợ từ chính sách ưu đãi cho sinh viên quốc tế, việc du học nghề tại Đức sẽ là bước đệm vững chắc để phát triển sự nghiệp tương lai.

Mọi thông tin chi tiết về chương trình du học nghề Đức vui lòng liên hệ với EduGo qua số hotline 0966.504.334 để được tư vấn miễn phí và chi tiết nhất!

“Không chỉ giỏi việc nước, mà còn đảm việc nhà” – câu này thường được dùng để ví cho hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam. Ngày nay, cứ 100 phụ nữ trong độ tuổi lao động thì có 73.5 người đang làm việc và có 6.7% lao động nữ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.

Phụ nữ ngày nay đang chiếm lĩnh vị trí đỉnh cao của tri thức, khoa học và công nghệ tiên tiến. Nắm được vai trò quan trọng của phụ nữ trong xã hội, đặc biệt là để bù đắp những thiệt thòi, hy sinh của phụ nữ, Nhà nước đã có những cơ chế, chính sách ưu đãi dành cho các lao động nữ.

Dưới đây là các chế độ, chính sách dành cho lao động nữ:

Cụ thể, lao động nữ được quyền bình đẳng trong:

- Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

- Điều kiện lao động, an toàn, vệ sinh lao động.

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

- Các chế độ phúc lợi khác về vật chất, tinh thần.

Lao động nữ được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc khi đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ.

3. Được cải thiện điều kiện lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp với nơi làm việc theo quy định của Bộ Y tế.

4. Được khám chuyên khoa phụ sản khi khám sức khỏe định kỳ

Việc khám chuyên khoa phụ sản được thực hiện theo danh mục do Bộ Y tế ban hành.

5. Được nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh và hưởng nguyên lương

Cụ thể, trong thời gian hành kinh, lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 30 phút và tối thiểu 03 ngày trong 01 tháng.

Thời gian nghỉ này vẫn được hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động.

Đồng thời, thời gian nghỉ cụ thể do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận cho phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

6. Được nghỉ 60 phút mỗi ngày với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, sữa, nghỉ ngơi.

Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động.

7. Được người sử dụng lao động bố trí phòng vắt, trữ sữa mẹ

Người sử dụng lao động có trách nhiệm lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.

Phòng vắt trữ, sữa mẹ phải là phòng có không gian riêng biệt, tối thiểu 6m2, có nguồn nước sạch, có nguồn điện, bảo đảm vệ sinh, được trang bị tủ lạnh, ghế, bàn; khăn giấy hoặc khăn lau, máy hút sữa, bình tiệt trùng (nếu có thể).

8. Được đơn phương chấm dứt hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai

- Trong trường hợp, lao động nữ mang thai có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động.

Đồng thời, phải kèm theo ý kiến đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Thời hạn báo trước để đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

- Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ.

Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Căn cứ điều kiện cụ thể, người sử dụng lao động xây dựng phương án, kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ, xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo đối với lao động nữ có con trong độ tuổi gửi trẻ, mẫu giáo bằng tiền mặt hoặc hiện vật.

Mức và thời gian hỗ trợ do người sử dụng lao động thỏa thuận với đại diện lao động nữ.

10. Người sử dụng lao động nữ cũng được hưởng quyền lợi

- Trong trường hợp, người sử dụng lao động đầu tư xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, cơ sở y tế, công trình văn hóa và các công trình phúc lợi khác, nếu đủ điều kiện về quy mô, tiêu chuẩn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa.

- Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động thì được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Luật nhà ở.

- Người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ được Nhà nước hỗ trợ như sau:

+ Được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Các nội dung này căn cứ theo Nghị định 85/2015/NĐ-CP và Bộ luật lao động 2012.