Ngành xây dựng với số lượng công việc dồi dào và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế, nên hiện đang được rất nhiều người lựa chọn theo học và làm việc. Hãy cùng Xây Dựng An Phúc Khang tìm hiểu công việc kỹ sư xây dựng là gì cùng những thông tin có liên quan tới kỹ sư xây dựng trong bài viết nhé!
Ngành xây dựng với số lượng công việc dồi dào và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế, nên hiện đang được rất nhiều người lựa chọn theo học và làm việc. Hãy cùng Xây Dựng An Phúc Khang tìm hiểu công việc kỹ sư xây dựng là gì cùng những thông tin có liên quan tới kỹ sư xây dựng trong bài viết nhé!
Kỹ sư xây dựng được phân loại thành 3 nhóm dựa vào khu vực làm việc:
Môi trường làm việc ngoài trời khắc nghiệt thường xuyên chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết nhiệt độ. Yêu cầu kỹ sư có sức khỏe tốt, hoạt động và di chuyển nhiều bao gồm:
Kỹ sư làm công việc liên quan gián tiếp tới hoạt động sản xuất máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho công trình, bao gồm:
Kỹ sư làm việc trong môi trường văn phòng thường xuyên tiếp xúc với các giấy tờ, bộ hồ sơ và số liệu:
Chuyên viên lập hồ sơ thầu mời thầu;
Chuyên viên đánh giá và thẩm định;
Chuyên viên thẩm định chất lượng công trình.
Trong quá trình phát triển đất nước và đời sống kinh tế – xã hội, công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì vậy ngành xây dựng có vai trò chủ đạo trong sự phát triển ấy. Vì thế, nhu cầu về tuyển dụng Kỹ sư xây dựng là rất nhiều, mở ra cơ hội việc làm cho ngành xây dựng rất nhiều. Theo dự bảo việc làm ngành xây dựng (trong đó có Kỹ sư xây dựng) sẽ tăng trưởng đến khoảng 8%, tính đến năm 2024.
Nếu tốt nghiệp ngành xây dựng, bạn có thể trở thành một kỹ sư với nhiều mảng khác nhau như: giám sát công trình, thiết kế xây dựng, kiểm tra vật liệu thi công,… Nếu như có kỹ năng quản lý và các kỹ năng cần thiết, bạn có thể sẽ được đảm nhận các vai trò như quản lý dự án, quản lý chi phí,…
Xem thêm: Khám phá ngay các tìm việc làm tại TPHCM với chế độ hấp dẫn từ các doanh nghiệp uy tín.
Mức lương của Kỹ sư xây dựng hiện nay có sự giao động lớn, tùy theo vị trí công việc, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, loại hình và quy mô công ty.
Với những sinh viên mới ra trường, mức lương khởi điểm sẽ khoảng từ 6 – 8 triệu đồng/ tháng. Với những kỹ sư đã có kinh nghiệm từ 4 – 5 năm, thu nhập của họ có thể giao động từ 15 – 30 triệu đồng/ tháng. Với các kỹ sư lành nghề, có thể đảm đương việc chỉ huy công trình dự án lớn hơn thì mức thu nhập hàng tháng của họ có thể lên đến 40 – 50 triệu đồng.
Đặc biệt, với những kỹ sư có đủ vốn và tiềm lực để mở công ty riêng thì chắc chắn sẽ có mức thu nhập cao hơn nhiều và phụ thuộc vào số lượng cũng như quy mô dự án công trình nhận được.
Thực tế, Kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư là hai vị trí công việc hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều người không trong ngành thường bị nhầm lẫn giữa hai vị trí này với nhau hoặc không phân biệt rõ ràng được.
Kiến trúc sư là những người đảm nhận việc lên ý tưởng và thiết kế các bản vẽ cho công trình. Họ cần lên ý tưởng sao cho công trình tạo ra có thiết kế đẹp, hợp lý về mặt bố cục và phù hợp với các tiêu chí từ phía chủ đầu tư.
Trong khi đó, Kỹ sư xây dựng lại là người tính toán khả năng chịu lực của móng công trình, nghiên cứu cả tải trọng động và tĩnh, giám sát quá trình thi công an toàn và đúng với tiến độ.
Tóm lại, kiến trúc sư chính là người lên ý tưởng và quyết định thẩm mỹ cho công trình. Còn Kỹ sư xây dựng chính là người biến những ý tưởng đó từ bản vẽ thành công trình thực. Họ sẽ tính toán khả thi, giám sát công trình diễn ra thuận lợi nhất.
Bên cạnh có nhiều cơ hội việc làm, thu nhập tốt thì nghề Kỹ sư xây dựng cũng có nhiều khó khăn nhất định.
Công việc của các Kỹ sư xây dựng phụ thuộc rất lớn vào các dự án và công trình mà họ tham gia. Vì vậy, họ thường xuyên phải di chuyển theo công trình, có khi gần nhà, có khi là tỉnh, thậm chí khu vực khác.
Hơn nữa, thời gian công tác phụ thuộc hoàn toàn vào tiến độ của công trình, có khi kéo dài đến vài tháng đến vài năm. Đôi khi, các kỹ sư còn phải làm việc vào các dịp lễ tết, nên họ có ít thời gian cho gia đình.
QA là viết tắt của Quality ensure & QC là viết tắt của Quality Control. QA/QC là sự kết hợp của đảm bảo chất lượng , quy trình hoặc tập hợp các quy trình được sử dụng để đo lường và đảm bảo chất lượng của sản phẩm, và kiểm soát chất lượng , đảm bảo sản phẩm và dịch vụ đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng.
Đảm bảo chất lượng theo định hướng quá trình và tập trung vào việc ngăn ngừa khuyết tật, trong khi kiểm soát chất lượng theo định hướng sản phẩm và tập trung vào việc xác định khuyết tật.
Trong thời gian gần đây, gần như tất cả các công ty xây dựng có uy tín đều có bộ phận QA / QC riêng biệt. Về đảm bảo chất lượng, điều cần thiết là phải gửi tuyên bố phương pháp, quy trình làm việc, danh sách kiểm tra, kế hoạch kiểm tra & thử nghiệm, kế hoạch chất lượng dự án và nhiều tài liệu khác cho khách hàng để đảm bảo với họ rằng chất lượng xuất sắc đáp ứng được mong đợi của họ.
QA / QC là một phần không thể thiếu trong bất kỳ dự án xây dựng nào. Nó đảm bảo chất lượng âm thanh của vật liệu, phương pháp thực hiện, duy trì các tiêu chuẩn của tiêu chuẩn và đảm bảo công việc tiến triển theo nó.
Chất lượng là việc thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo việc xây dựng được hoàn thành theo kế hoạch và thông số kỹ thuật, đúng thời gian, trong phạm vi nguồn lực hạn chế và điều kiện làm việc an toàn.
Nói chung, mọi người được trộn lẫn trong Đảm bảo chất lượng và Kiểm soát chất lượng , mặc dù chúng có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng về cơ bản các quá trình khác nhau với các mục tiêu và mục đích khác nhau.
Những công việc của một Kỹ sư xây dựng chính là những công việc có liên quan đến kỹ thuật cũng như ứng dụng về mặt thực tiễn. Chính vì vậy, để có thể trở thành một Kỹ sư xây dựng giỏi, trước hết bạn cần trải qua quá trình học tập thật sự bài bản, chuyên nghiệp để có thể nắm vững kiến thức cũng như các chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật.
Hơn hết, bạn cần trang bị các kiến thức chuyên môn liên quan đến vị trí này như: đọc bản vẽ, bóc tách dự toán, lập hồ sơ dự thầu, lập giá dự thầu, lập hồ sơ quyết toán xây dựng,… Bạn cũng cần nắm vững các kiến thức này để có thể vận dụng tốt nhất vào thực tiễn công việc.
Bên cạnh chuyên môn, các kỹ năng mềm cũng thực sự quan trọng trong việc hỗ trợ Kỹ sư xây dựng làm việc trong quá trình làm việc với nhiều người và nhiều bên khác nhau. Một số kỹ năng mềm quan trọng mà một Kỹ sư xây dựng cần có như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,…
Những kỹ năng sẽ được tích lũy dần theo thời gian và kinh nghiệm làm việc. Bên cạnh đó, các kỹ năng về quản lý và lãnh đạo cũng vô cùng quan trọng mà bạn cần học hỏi nếu như có ý định tiến xa hơn đến các vị trí cấp cao.
Đặc thù của công việc Kỹ sư xây dựng là phải thường xuyên di chuyển theo các công trình hoặc tham gia giám sát các dự án, chỉ đạo hay hướng dẫn nhân công. Bên cạnh đó, môi trường làm việc có đặc thù khói bụi, tiếng ồn, ảnh hưởng bởi thời tiết,… Những điều này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của những người kỹ sư.
Hơn nữa, vì tính chất công việc mà các Kỹ sư xây dựng có thể sẽ phải thức đêm, tăng ca để có thể hoàn thành deadline. Chính vì thế, Kỹ sư xây dựng cần phải biết tự chăm sóc sức khỏe để có thể vượt qua mọi khó khăn và thử thách trong công việc.
Đi đôi với sự phát triển về kinh tế, xã hội trong thời kỳ hội nhập, các doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều thì việc thành thạo ngoại ngữ là điều hết sức cần thiết. Đặc biệt là các Kỹ sư xây dựng cần trang bị thêm tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác để có thể thuận lợi hơn trong công việc.
Khả năng nói ngoại ngữ tốt sẽ giúp Kỹ sư xây dựng có thể tiếp cận được với nhiều nguồn tài liệu và thông tin khác khi làm việc. Ngoài ra, đó còn là công cụ hỗ trợ giao tiếp và làm việc với đối tác, khách hàng nước ngoài thuận lợi và dễ dàng hơn.
Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ trong các ngành nghề, đặc biệt là xây dựng ngày càng trở nên phổ biến. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, vừa mang đến tính chính xác hiệu quả cao trong công việc.
Vì vậy, ngoài việc thành thạo kỹ năng tin học văn phòng thì đòi hỏi Kỹ sư xây dựng cần học hỏi thêm để có thể sử dụng thành thạo các phần mềm, công cụ hỗ trợ công việc liên quan đến thiết kế, xây dựng và đẩy nhanh tiến độ làm việc hiệu quả.