Với tiềm năng lớn của thị trường xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong giai đoạn kinh tế số, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mọc lên ngày càng nhiều. Khung pháp lý và các quy định liên quan được đặc biệt quan tâm: Điều kiện kinh doanh, ngành nghề, đăng ký thành lập,... là những vấn đề căn bản mà doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần nắm vững.
Với tiềm năng lớn của thị trường xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong giai đoạn kinh tế số, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mọc lên ngày càng nhiều. Khung pháp lý và các quy định liên quan được đặc biệt quan tâm: Điều kiện kinh doanh, ngành nghề, đăng ký thành lập,... là những vấn đề căn bản mà doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần nắm vững.
Có 3 điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu.
Có 3 điều kiện chủ yếu để doanh nghiệp thành lập công ty xuất nhập khẩu:
Để thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thương nhân phải đảm bảo:
- Là cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hợp tác xã và phải có đăng ký kinh doanh.
- Thương nhân thành lập công ty xuất nhập khẩu có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành xuất nhập khẩu phải đảm bảo thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Pháp luật không quy định cụ thể điều kiện về mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vì vậy, số vốn để thành lập doanh nghiệp hoàn toàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có một số ngành nghề đặc biệt có quy định về vốn ký quỹ và vốn pháp định như bảo hiểm, bảo vệ, sản xuất phim,... Trong các lĩnh vực này, mức tối thiểu vốn điều lệ phải bằng với hai loại vốn này theo quy định.
Lưu ý: Vốn điều lệ của các công ty xuất nhập khẩu không bị ràng buộc bởi các loại vốn khác.
Không cần đăng ký ngành nghề xuất nhập khẩu.
Căn cứ theo Khoản 4, Điều 8, Luật Doanh nghiệp năm 2020: “Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu" là quyền của doanh nghiệp.
Mặt khác, theo Điều 3, Nghị định 69/2018/NĐ-CP:
“1. Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh Mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.
2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi Điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh Mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.”
Như vậy, xuất nhập khẩu không được quy định là ngành nghề kinh doanh nên khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu.
Trên đây là khái niệm doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các quy định về điều kiện thành lập, đăng ký ngành nghề kinh doanh. Kinh tế mở cửa, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có tiềm năng dồi dào về khả năng phát triển nên cần phải nắm được khung pháp lý để làm tiền đề thành lập và xây dựng doanh nghiệp vững chắc.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
Để tra cứu doanh nghiệp mới thành lập tại Việt Nam, bạn có thể thực hiện các bước như sau:
Trước tiên, bạn truy cập vào trang web của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và chọn mục “Tìm doanh nghiệp”. Tiếp theo, bạn sẽ nhập tên doanh nghiệp cần tra cứu, mã số doanh nghiệp rồi nhấn “Tìm kiếm” để xem kết quả.
Bạn cũng có thể tra cứu qua các trang thông tin của Sở Kế hoạch và Đầu tư ở địa phương mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính, như Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội,… hoặc tra cứu doanh nghiệp mới thành lập thông qua mã số thuế, thao tác trên Cổng thông tin của Tổng Cục Thuế Việt Nam.
Ngoài ra, các dịch vụ tra cứu trực tuyến và các ứng dụng di động hiện nay cũng là những công cụ hữu ích để tra cứu doanh nghiệp mới thành lập.
Thành lập một doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2024 cần thực hiện một số bước cơ bản và theo đúng quy trình quy định.
Trước tiên, người thành lập cần chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên), công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh.
Hồ sơ tài liệu thành lập doanh nghiệp chủ yếu bao gồm: đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty, danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập và giấy tờ nhân nhân của người đại diện theo pháp luật cùng các thành viên hoặc cổ đông. Tùy theo loại hình doanh nghiệp có thể có thêm các loại văn bản, giấy tờ khác.
Hồ sơ có thể được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, nộp qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thời gian xử lý hồ sơ thường dao động từ 05 – 07 ngày làm việc. Khi hồ sơ được duyệt, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi nhận Giấy chứng nhận, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục bổ sung như khắc con dấu, mở tài khoản ngân hàng, công bố thông tin doanh nghiệp, lưu trữ hồ sơ và tài liệu liên quan, thực hiện nghĩa vụ thuế và báo cáo thuế theo quy định pháp luật, đồng thời, cũng phải tuân thủ các quy định về bảo hiểm xã hội và lao động.
Hoạt động xuất khẩu (hoạt động ngoại thương) là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong nước và nước ngoài thông qua việc mua bán qua biên giới giữa các quốc gia. Mục tiêu của xuất nhập khẩu là xây dựng cầu nối thương mại cung cầu giữa thị trường trong nước và quốc tế.
Căn cứ theo Khoản 10, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản và trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật với mục đích kinh doanh.
Như vậy, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng là loại hình doanh nghiệp có tên riêng, tài sản và trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của quy định pháp luật dưới loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh nhằm mục đích kinh doanh liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Thứ nhất, người thành lập doanh nghiệp cần quan tâm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp có đáp ứng các tiêu chí, điều kiện theo quy định pháp luật hay không. Đặc biệt, các nhà đầu tư nước ngoài phải kiểm tra ngành nghề kinh doanh có thuộc trường hợp bị cấm hoặc bị hạn chế kinh doanh tại Việt Nam không.
Nhiều ngành nghề có quy định mức vốn pháp định (vốn tối thiểu) để được phép kinh doanh. Nhiều ngành nghề lại đòi hỏi các giấy chứng nhận, giấy phép con liên quan đến điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự hoặc trình độ chuyên môn.
Thứ hai, người thành lập doanh nghiệp phải chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Song, đối với công ty TNHH, chủ công ty hoặc thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp cho công ty.
Thứ ba, tên doanh nghiệp không được trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với tên các doanh nghiệp đã đăng ký, không gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hoặc tên thương mại đã được xác lập quyền sở hữu trí tuệ trước đó, nếu trùng hoặc nhầm lẫn, có quan đăng ký có thể từ chối đăng ký doanh nghiệp.
Cuối cùng, việc xác định địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp cũng quan trọng. Cơ quan có thẩm quyền có thể kiểm tra xem thực tế doanh nghiệp có hoạt động tại địa điểm kinh doanh đó hay không để làm cơ sở quản lý doanh nghiệp.
Những bước trên là hướng dẫn cơ bản để tra cứu doanh nghiệp mới thành lập và thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam trong năm 2024. Tuy nhiên, do các quy định có thể thay đổi theo từng địa phương và loại hình doanh nghiệp, Quý Khách hàng nên tham khảo thêm thông tin từ cơ quan chức năng hoặc tư vấn pháp lý để đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định hiện hành.
PHAN LAW VIETNAMHotline: 0794.80.8888Email: [email protected]ên hệ Văn phòng Luật Sư
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và chuyển đổi số mạnh mẽ, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cần nâng cao năng lực, sáng tạo ra những giải pháp để giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tối ưu chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực hàng Việt Nam trên thị trường thế giới. Mới đây, tại Kho ngoại quan, Cảng Cái Mép, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đã diễn ra lễ ký kết hợp tác và nhập lô container đầu tiên vào kho ngoại quan theo giải pháp tối ưu chuỗi cung ứng.