Trong số 180 đồng tiền được Liên Hợp Quốc công nhận, tiền của nhiều nước châu Á lọt danh sách rẻ nhất thế giới, so với đồng USD, theo The Richest.
Trong số 180 đồng tiền được Liên Hợp Quốc công nhận, tiền của nhiều nước châu Á lọt danh sách rẻ nhất thế giới, so với đồng USD, theo The Richest.
Tháp đồng hồ không chỉ mang nghĩa chỉ thời gian mà còn là vật chứng cho nhiều biến cố lịch sử. Chúng trở thành biểu tượng kiến trúc và là điểm thu hút khách du lịch trên khắp thế giới.
Tháp đồng hồ Big Ben đặt tại trung tâm Thủ đô London của Vương quốc Anh. Hoàn thành vào năm 1859, tòa tháp được xây dựng bằng các đá phiến, đá hoa cương lớn và trở thành một trong những biểu tượng của xứ sở sương mù. Năm 2012, Big Ben được đổi tên thành Tháp đồng hồ Elizabeth nhân kỷ niệm Đại lễ Kim Cương của Nữ hoàng Anh - Elizabeth. Ảnh: Wikimedia
Tháp đồng hồ Saviour của Nga được thiết kế vào năm 1491 bởi kiến trúc sư người Italy - Pietro Antonio Solari. Saviour bắt đầu vận hành năm 1625. Đến năm 1851, tháp được cải tạo và gắn thêm ngôi sao năm cánh. Ngôi sao sáng rực rỡ cả ngày lẫn đêm và xoay liên tục như một chiếc chong chóng. Ảnh: 123rf.com
Tại xứ sở đồng hồ Thụy Sĩ, tháp Zytglogge cao 54,5m có từ thời trung cổ. Đầu tiên, Zytglogge làm sứ mệnh canh giữ phía Tây thành Bern, rồi được sử dụng làm nơi giam giữ tù nhân, trước khi trả về cho nó cái tên đúng nghĩa tháp đồng hồ thiên văn. Vào thế kỷ 15, chiếc đồng hồ thiên văn này được chuyển đến để dự đoán vị trí các hành tinh và xác định ngày trong tuần. Kiến trúc của chiếc đồng hồ thay đổi dần theo từng thế kỷ và lần cải tạo gần đây nhất vào năm 1890. Ảnh: Wikimedia
Tháp đồng hồ Sultan Abdul Samad đặt tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Được xây dựng năm 1897 dưới chế độ thực dân Anh, tòa nhà liên hợp và tháp đồng hồ là một phần không thể thiếu của Quảng trường Merdeka. Đây là công trình kiến trúc của nhà thờ hồi giáo được tô điểm bởi phong cách Maroc. Tháp như nhân chứng sống trong sự kiện hạ cờ Anh, kéo cờ Malaysia ngày 31/8/1957, chấm dứt giai đoạn thuộc địa của quốc gia này. Ảnh: visitkl.com.my
Tháp đồng hồ Rajabai được xây dựng trong ký túc xá Đại học Mumbai, Ấn Độ vào thế kỷ 19. Cha đẻ của công trình này là kiến trúc sư George Gilbert Scott. Điều đặc biệt là vị kiến trúc sư người Anh này chưa một lần đặt chân đến Mumbai, ông chỉ gửi bản thiết kế từ văn phòng của mình ở Thủ đô London. Tháp đồng hồ Rajabai được đánh giá có nhiều điểm tương đồng với tháp đồng hồ Big Ben. Ảnh: Indiatour.net.
Tháp đồng hồ tại nhà ga Limoges, Pháp có kiến trúc mái vòm với màu xanh đặc trưng của các tòa nhà ở nơi đây. Mặt đồng hồ sử dụng chữ số La mã với số bốn được viết thành IIII thay vì IV. Sự khác biệt này mang tính thẩm mỹ giúp giữ đều khoảng cách giữa số 4 và số 8. Đặc biệt, thời gian ở đây luôn được chỉnh nhanh hai phút, giúp hành khách khẩn trương bắt kịp những chuyến tàu. Ảnh: flickr.com
Tháp đồng hồ Wrigley, Chicago, Mỹ lát đá đặc biệt với sáu cấp độ màu từ trắng tối ở chân tháp đến trắng xanh ở đỉnh tháp tạo cảm giác tỏa sáng. Được xây dựng từ năm 1920, Wrigley được lấy cảm hứng từ tháp chuông La Giralda, Tây Ban Nha. Ảnh: imageshack.us
Có tuổi đời trẻ nhất, tháp đồng hồ Abraj Al Bait, Meca tại Ả rập Saudi được khánh thành năm 2012. Tháp được đặt trên đỉnh tòa nhà 76 tầng gồm tổ hợp khách sạn, khu vui chơi giải trí và mua sắm ở Meca. Cao 601m, đây là tòa tháp đồng hồ cao thứ hai thế giới. Mỗi mặt tháp có đường kính 46m và được gắn 2 triệu đèn led để thắp sáng mỗi đêm. Hàng ngày, đồng hồ đổ chuông để báo giờ cầu nguyện cho các tín đồ đạo hồi trong thành phố. Tại đây, cũng có đài quan sát dành cho khách du lịch ngắm toàn cảnh thành phố. Ảnh: Urban peek
TPO - Dưới đây là danh sách 10 chiếc xe đắt nhất năm 2024, là những sản phẩm đại diện cho đỉnh cao về khả năng chế tác của nhà sản xuất cũng như ngành công nghiệp ô tô nói chung.
Bugatti Divo là mẫu hypercar ra đời để tri ân tay đua người Pháp Albert Divo, nổi tiếng với chiến thắng tại Targa Florio trên chiếc Bugatti trong những năm 1920. Xe được sản xuất giới hạn chỉ 40 chiếc.
Divo nổi bật với thiết kế khí động học đặc trưng, được tinh chỉnh cho đường đua cùng hệ thống treo nâng cấp và trọng lượng giảm đáng kể. Xe được đánh giá là nhẹ và năng động hơn Chiron trong khi công suất vẫn giữ nguyên ở mức 1.500 mã lực.
Qua đó, Divo đã trở thành một trong những chiếc Bugatti được săn đón và đắt đỏ nhất thế giới. Mẫu xe này hiện có giá với giá khoảng 5,8 triệu USD.
9. Pagani Huayra Imola Roadster
Là phiên bản giới hạn tập trung vào đường đua của Pagani Huayra, siêu xe Imola Roadster được chế tạo với độ chính xác cao, tối ưu khí động học và được trang bị động cơ V12 6.0L mạnh 838 mã lực, hơn 118 mã lực so với bản tiêu chuẩn.
Pagani chỉ sản xuất duy nhất 8 chiếc Imola Roadster trên toàn thế giới với giá không tiết lộ. Tuy nhiên với việc phiên bản Imola Coupe có giá khoảng 5,4 triệu USD, số tiền để có thể sở hữu bản mui trần được cho là sẽ vượt ngưỡng 6 triệu USD.
Pagani Huayra Codalunga là siêu xe lấy cảm hứng từ những chiếc xe đua Le Mans thập niên 1960, là sự kết hợp giữa thiết kế cổ điển và công nghệ tiên tiến. Siêu xe này được sản xuất giới hạn chỉ 5 chiếc trên toàn cầu, với giá bán ở thời điểm năm 2024 rơi vào khoảng 7 triệu USD.
Pagani Codalunga được đánh giá là một kiệt tác mang đến trải nghiệm lái xe phấn khích, nhờ cấu trúc khung xe nhẹ và tính khí động học ưu việt. Xe sử dụng động cơ V12 tăng áp kép, dung tích 6.0L, tạo ra công suất 829 mã lực.
Mặc dù ra mắt lần đầu từ năm 2005, Mercedes-Maybach Exelero vẫn liên tục lọt vào danh sách 10 xe đắt nhất thế giới trong 19 năm liên tiếp. Đây là mẫu xe được làm theo đơn đặt hàng của hãng lốp Fulda của Đức nhằm thử nghiệm các loại lốp tính năng vận hành cao mới.
Exelero được phát triển dựa trên một chiếc Maybach SW 38, sử dụng động cơ V12 tăng áp kép, cho công suất 690 mã lực và mô-men xoắn 1.020Nm. Mẫu xe này hiện được định giá khoảng 8 triệu USD và chỉ có một chiếc Exelero từng được sản xuất, hiện thuộc sở hữu của ngôi sao nhạc rap Jay-Z.
Siêu phẩm Centodieci được thiết kế nhân dịp kỷ niệm 110 năm thành lập hãng Bugatti và chỉ có 10 chiếc xuất xưởng. Xe được phát triển dựa trên Chiron nhưng mượn một số chi tiết thiết kế của mẫu EB110, gồm lưới tản nhiệt hình móng ngựa cỡ nhỏ.
Centodieci được trang bị động cơ W16 8.0L mang tính biểu tượng của Bugatti, được cải tiến với hệ thống làm mát dầu động cơ nâng cấp để sản sinh công suất 1.578 mã lực. Với mức giá 9 triệu USD, Centodieci được xếp vào hàng một trong những mẫu xe giới hạn đắt đỏ nhất từng được Bugatti sản xuất.
Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của những chiếc ô tô và du thuyền cổ điển đầu thế kỷ 20, Sweptail nổi lên như một kỳ quan định nghĩa lại sự sang trọng trên phương tiện 4 bánh.
Mẫu xe này được chế tác thủ công trong hơn 4 năm, sở hữu đường coachline đẹp mắt, bóng bẩy kết hợp hoàn hảo với phần đuôi xe vuốt ngược. Nội thất của xe được làm từ những vật liệu tinh xảo, với da Moccasin và Dark Spice.
Ra mắt vào tháng 5/2017, Sweptail là chiếc xe đắt nhất thế giới vào thời điểm đó khi được bán với giá 12,8 triệu USD. Cũng chỉ có duy nhất một chiếc Sweptail từng được sản xuất thuộc về vị khách có tên Sam Li đến từ Hong Kong.
Với giá bán 16 triệu USD ở năm 2024, độc bản Bugatti La Voiture Noire là mẫu xe đắt giá nhất trong lịch sử thương hiệu Pháp. Siêu phẩm này gợi nhắc mẫu Bugatti Type 57 SC Atlantic lừng lẫy một thời từng được trình làng vào năm 2009.
La Voiture Noire là biểu tượng của tốc độ, sự sang trọng và đẳng cấp. Thân xe được chế tác bằng sợi carbon nguyên khối, bên trong trang bị động cơ W16 dung tích 8.0L đi kèm 4 bộ tăng áp, cho công suất khoảng 1.500 mã lực.
Pagani Zonda HP Barchetta không chỉ là một chiếc xe, mà còn là minh chứng cho nghệ thuật và di sản. Được thiết kế riêng dành cho nhà sáng lập của thương hiệu - Horacio Pagani, kiệt tác này kết hợp công nghệ hiện đại với kỹ thuật thủ công tinh xảo, đánh dấu đỉnh cao của kỷ nguyên Zonda.
Sở hữu động cơ AMG 12 xy-lanh sản sinh công suất 760 mã lực, Pagani HP Barchetta được đánh giá là mang đến trải nghiệm lái xe hấp dẫn và phấn khích, trở thành mẫu xe độc đáo và được khao khát hàng đầu của các nhà sưu tập. Mẫu xe này hiện có giá khoảng 18,5 triệu USD.
Rolls-Royce Boat Tail là một chiếc grand tourer được Rolls-Royce chế tác thủ công cho ba khách hàng thân thiết nhất của họ, và là chiếc xe thứ hai trong chương trình Coachbuild của Rolls Royce.
Boat Tail lấy cảm hứng từ những chiếc du thuyền của thập niên 1920 và 1930. Theo đó, nắp cốp sau được làm bằng gỗ Caleidolegno, với hai cánh mở lật lên như cánh bướm, bản lề chạy dọc ở giữa, mở ra không gian bên dưới chứa tất cả những gì cần thiết cho một bữa tối thượng hạng.
Thông số kỹ thuật của xe gồm thiết kế mui trần/cabriolet hai cửa, động cơ 12 xy-lanh hút khí tự nhiên gắn phía trước cung cấp sức mạnh cho bánh sau. Mặc dù Rolls-Royce không tiết lộ giá cho của siêu phẩm này, nhưng có tin đồn rằng Boat Tail có giá 28 triệu USD.
Với mức giá từ 32 triệu USD, Rolls-Royce Droptail không chỉ trở thành chiếc xe đắt nhất thế giới mà đánh dấu đỉnh cao của thương hiệu Anh trong suốt lịch sử sản xuất xe siêu sang của mình. Chỉ giới hạn 4 chiếc trên toàn thế giới, mỗi chiếc Droptail là một kỳ quan được chế tác thủ công tỉ mỉ trong bốn năm.
Mẫu mui trần siêu sang này vẫn được trang bị động cơ V12 tăng áp kép, dung tích 6.75L quen thuộc, cho công suất 593 mã lực và mô-men xoắn cực đại 840Nm.
Rolls-Royce không công bố giá chính thức của mẫu xe độc quyền này, nhưng ước con số rơi vào khoảng 32 triệu USD. Thậm chí một số nguồn tin cho rằng giá bán của Droptail có thể lên tới 35 triệu USD, dẫn đầu danh sách những chiếc xe đắt nhất hiện nay.
Trong danh sách những đồng tiền đắt giá nhất thế giới, tiền tệ của các quốc gia Vùng Vịnh luôn ở vị trí dẫn đầu, thậm chí còn cao hơn so với đồng USD hay bảng Anh. Nguyên nhân là do họ biết cách phân chia tiền tệ và luôn cố gắng giữ cho tỷ giá hối đoái cố định.
Dưới đây là 10 đồng tiền giá trị nhất thế giới hiện nay, theo tổng hợp từ trang Insider Monkey.
Giá trị so với đồng USD: 1 KWD = 3,26 USD
Xếp đầu tiên trong danh sách các loại tiền tệ đắt giá nhất thế giới trong năm 2017, đồng dinar của Kuwait không chỉ có giá trị cao mà còn mang tính nghệ thuật cực kỳ ấn tượng. Các tờ tiền giấy có mệnh giá từ một phần tư dinar đến 20 dinar đều được thiết kế thẩm mỹ với hình ảnh động vật biểu tượng như lạc đà và chim ưng. Màu sắc có độ sáng để thu hút sự chú ý, nhưng vẫn rất tinh tế để truyền đạt những đường nét cổ điển của đồng tiền này.
Giá trị so với đồng USD: 1 BHD = 2,65 USD
Trước khi phát hành đồng dinar vào năm 1965, Bahrain đã sử dụng đồng rupi Ả Rập. Cũng giống như Kuwait, 20 dinar là tờ tiền giấy có mệnh giá cao nhất của Bahrain. Quốc gia Vùng Vịnh này rất tự hào với hình ảnh của vị vua đương nhiệm Hamad bin Isa Al Khalifa trên đồng tiền. Phần còn lại trong thiết kế của các đồng dinar Bahrain là những biểu tượng quốc gia như Tòa án Bahrain cũ.
Giá trị so với đồng USD: 1 OMR = 2,6 USD
Từ một quốc gia có tình trạng kinh tế khá thê thảm, Oman đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng. Giá trị của đồng rial Oman giờ đây đã được đánh giá cao hơn cả đồng USD của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giá trị so với đồng USD: 1 JOD = 1,41 USD
Khác với các nước anh em khác tại Vùng Vịnh, Jordan không có nguồn lợi từ dự trữ dầu vô tận. Và thực tế là đất nước đang phát triển này còn gặp phải nhiều vấn đề khác như thất nghiệp, thu nhập bình quân đầu người khá thấp. Tuy nhiên, có một điều ngạc nhiên là đồng dinar của Jordan vẫn có giá trị vô cùng đáng kể so với đồng USD của Mỹ.
Giá trị so với đồng USD: 1 KYD = 1,21 USD
Một trong những điểm thu hút nhất của đồng tiền này là dãy màu sắc thay đổi theo nhiều sắc độ bất thường, từ màu xanh nhẹ nhàng đến hồng và cam sặc sỡ.
Giá trị so với đồng USD: 1 GBP = 1,2 USD
Mặc cho những lùm xùm có liên quan đến Brexit (Anh rời EU), bảng Anh vẫn là đồng tiền có giá trị cao. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn đánh giá bảng Anh không phải là đồng tiền đáng tin cậy nhất để đầu tư trong thời điểm này.
Giá trị so với đồng USD: 1 EUR = 1,04 USD
Các đồng tiền giấy euro có một dải quang phổ của các màu sắc tươi sáng và hình ảnh với những kiến trúc cổ điển khác nhau từ khắp châu Âu. Tờ tiền có mệnh giá lớn nhất là 500 euro, nhưng nó đã bị ngừng lưu thông trong nỗ lực ngăn chặn các hoạt động làm giả bất hợp pháp.
8. Đồng dollar Bahamas (BSD) và đồng USD
Giá trị so với đồng USD: 1 BSD = 1 USD
Do đồng dollar của Bahamas luôn bằng đồng USD của Mỹ, nên cả hai loại tiền tệ cùng được xếp chung ở vị trí thứ tám. Ngân hàng Trung ương Bahamas luôn có các biện pháp đặc biệt để đảm bảo tính cân bằng giữa giá trị của đồng tiền nước này so với đồng USD. Người dân Bahamas thường xuyên sử dụng hoán đổi qua lại giữa hai đồng tiền.
Giá trị so với đồng USD: 1 CHF = 0,97 USD
Mặc dù có vài nỗ lực đã được thực hiện, nhưng Thụy Sĩ vẫn không gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và sử dụng hệ thống tiền tệ riêng. Được biết nguyên nhân là do nước này sợ phải tuân thủ các luật chung về nhập cư và tài chính cũng như mất đi tính trung lập trong các tình huống chủ chốt của mình.
Giá trị so với đồng USD: 1 CAD = 0,75 USD
Đồng CAD có hai đặc điểm chính để nhận diện. Một là sự kết hợp của các sắc thái khác nhau trên các tờ tiền giấy. Hai là tên gọi truyền thống “loonie” của đồng một và hai đô la. Theo một kế hoạch đưa ra vào năm 2011 và sẽ tiếp tục cho đến năm 2018, trên các tờ tiền của Canada sẽ có hình ảnh của Wilfrid Laurier (5 CAD), John A. Macdonald (10 CAD), nữ hoàng Elizabeth II (20 CAD), William Lyon Mackenzie King (50 CAD) và Robert Borden (100 CAD).
Hãng tin Reuters vừa công bố danh sách điểm đến đắt đỏ nhất thế giới căn cứ số liệu khảo sát Chỉ số chi phí sinh hoạt toàn cầu hàng năm của tổ chức nghiên cứu kinh tế Economist Intelligence Unit (EIU). Theo đó, Singapore và Zurich (Thụy Sỹ) đồng hạng là hai thành phố có cuộc sống tốn kém nhất thế giới trong năm 2023. Vì sao?
Singapore là quốc đảo có diện tích khá nhỏ, chỉ với 725,7 km2 và 5,7 triệu người. Thế nhưng GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương (PPP) của Singapore lại đạt 107.604 USD/người, đứng thứ 3 thế giới.
Trên thực tế, ưu thế lớn nhất khiến Singapore vượt trội so với những quốc gia khác thời kỳ này là vị trí địa lý. Quốc gia này nằm trên tuyến đường hàng hải thương mại quan trọng nối giữa châu Á và châu Âu. Tất nhiên, một số quốc gia khác cũng có lợi thế này, nhưng Singapore đã tận dụng được và biến thành lợi thế tuyệt đối cho nền kinh tế.
Trong khi nhiều nước cố gắng tách biệt khỏi các đế quốc thực dân thì Singapore lại giữ mối quan hệ khá chặt chẽ với Anh, kể cả sau khi quốc gia này đã giành độc lập vào năm 1965. Điều này đã giúp Singapore xây dựng nên hình ảnh một nền kinh tế mở với các nhà đầu tư cũng như tiếp cận được với những nguồn lực từ Phương Tây, đưa xuất khẩu đóng vai trò chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ vậy, Singapore trở thành một trong 4 “con hổ” châu Á từ rất sớm.
Singapore cũng tạo ra được một tầng lớp lao động kỷ luật. Với những quy định khắt khe về quyền lao động khiến tiêu chuẩn làm việc được nâng cao, ý thức nhân viên được cải thiện và tạo nên môi trường làm việc hiệu quả.
Trong vài năm trở lại đây, Singapore luôn được xếp hạng là một trong những khu vực đắt đỏ nhất thế giới, vượt qua cả thủ đô London-Anh, thành phố New York-Mỹ. Phần lớn sự đắt đỏ này là do những lệ phí như thuế xe hơi, khiến Singapore trở thành nơi đắt nhất thế giới cho việc mua và sử dụng một chiếc ô tô. Ngoài ra, Singapore cũng là nước đắt thứ 3 thế giới về khoản mua sắm quần áo.
Mặc dù vậy, những mặt hàng dịch vụ như chăm sóc y tế cá nhân, đồ gia dụng hay nhiều dịch vụ khác tại Singapore lại rẻ hơn so với các nước láng giềng nhờ cơ sở hạ tầng tốt.
Theo CNBC, mức thu nhập bình quân hàng tháng của Singapore vào khoảng 3.270 USD/người. Tuy nhiên khoảng 20% thu nhập này được người dân dùng để tiết kiệm trong ngân hàng nhằm đối phó với những tình huống phát sinh ở quốc gia có chi phí sinh hoạt thuộc hàng cao nhất thế giới. Chính điều này đã giới hạn sức tiêu dùng của người dân Singapore.
Tất nhiên, với mức thu nhập cao như trên, Singapore có đến 184.000 triệu phú đang sinh sống. Con số này khá ấn tượng với một quốc gia nhỏ bé.
Thụy Sỹ là một trong những quốc gia giàu có nhất trên thế giới với GDP bình quân đầu người vượt xa nhiều cường quốc trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ hay Đức.
Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều tỷ phú giàu có trên toàn cầu. Tài sản trung bình của mỗi người trưởng thành ở nước này đạt mức 696.604 USD (khoảng 16,5 tỷ đồng). Thành phố Zurich và Geneva của Thụy Sỹ đứng vững trong số top 10 thành phố đắt đỏ nhất nhiều năm nay.
Công dân Thụy Sỹ thường ít bị ảnh hưởng bởi giá cả tăng lên vì họ có xu hướng chỉ chi tiêu một phần thu nhập của mình cho các nhu yếu phẩm như thực phẩm và chỗ ở (những mặt hàng đang lên giá mạnh trong thời kỳ lạm phát) so với các loại hàng hóa dịch vụ.
Đồng Franc của Thụy Sỹ đã không ngừng tăng về giá trị trong những năm qua: Năm 2008, một Franc Thụy Sỹ có trị giá khoảng 0,6 euro thì đến nay đã lên mức 1 euro và chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh với đồng đô la của Mỹ. Đồng Franc đẩy lên giá trị cao nhất so với euro trong một năm qua, làm tăng giá hàng tạp hóa, đồ gia dụng và dịch vụ giải trí.
Danh sách những thành phố đắt đỏ nhất thế giới sau Singapore và Zurich của Thụy Sỹ, New York của Mỹ giữ vị trí thứ ba, chia sẻ với Geneva của Thụy Sỹ. Hồng Kông (Trung Quốc) đứng thứ 5, trong khi Los Angeles (Mỹ) xếp thứ 6 và Paris (Pháp) ở vị trí thứ 7. Tel Aviv của Israel và Copenhagen của Đan Mạch chia sẻ vị trí thứ 8, và San Francisco (Mỹ) đứng thứ 10.
Trong danh sách này, Moscow và St. Petersburg của Nga ghi nhận tụt hạng mạnh nhất, điều này phản ánh sự mất giá của đồng rúp và tác động chậm trễ của kinh tế Trung Quốc sau đại dịch COVID-19.
Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng thành phố Damascus (Syria) vẫn là thành phố rẻ nhất thế giới, trong khi Tehran (Iran) và Tripoli (Libya) nằm gần cuối bảng xếp hạng, ở vị trí 172 và 171. Các thành phố ở Tây Âu chi trả nhiều nhất cho giải trí, vận chuyển và hàng gia dụng.
Sự “vượt mặt” của đồng Franc cũng có nghĩa là hàng hóa nhập khẩu vào Thụy Sỹ trở nên rẻ hơn, đặc biệt là từ các nước láng giềng EU, góp phần ổn định giá cả trong nước. Ngược lại, hàng năm Thụy Sỹ xuất khẩu gần 305 tỷ USD - phần lớn là hàng hóa và dịch vụ có giá trị cao như đồng hồ và dược phẩm cho nên ít bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả so với hàng hóa sản xuất hàng loạt, có lợi nhuận thấp.
Nhờ vào sự hỗ trợ mạnh mẽ từ dự trữ vàng, trái phiếu và tài sản tài chính đã giúp cho loại tiền tệ này bảo đảm được sự ổn định trong thời kỳ biến động và được coi là “nơi trú ẩn an toàn” cho các khoản đầu tư.
Thụy Sỹ có thị trường điện độc quyền được quản lý chặt chẽ bởi Nhà nước. Các hộ gia đình tư nhân không thể tự do lựa chọn nhà cung cấp điện. Ngược lại, các nhà cung cấp phải định giá theo chi phí phát điện đã được quy định.
Không chỉ giá điện mà giá của các hàng hóa và dịch vụ khác cũng vậy. Trong số những sản phẩm được sử dụng để tính toán tỷ lệ lạm phát (bao gồm thực phẩm, nhà ở, vận tải), gần một phần ba chịu sự điều chỉnh giá của Chính phủ - điều mà không một quốc gia nào hiện nay ở châu Âu làm được.
Do người bán thường chỉ có thể điều chỉnh giá vào những thời điểm nhất định nên giá quy định ít bị ảnh hưởng bởi những biến động ngắn hạn của thị trường. Hơn nữa, các cơ quan quản lý thường có các tiêu chí định giá không không đi theo sự phát triển của thị trường và do cũng ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường.
10. SP Automotive Chaos - 6,4 triệu USD
SP Automotive (viết tắt của Spyros Panopoulos) là cái tên mới trong làng siêu xe, nhưng mẫu Chaos của hãng đã cực kỳ gây ấn tượng, với công suất lên tới 2.000 mã lực và giá bán 6,4 triệu USD.
Với trang bị động cơ V10 tăng áp kép 4.0L, SP Automotive Chaos là một trong những mẫu xe đắt nhất thế giới, đắt hơn nhiều mẫu Lamborghini và Bugatti, nhưng đó mới chỉ là phiên bản tiêu chuẩn. Bản cao cấp Zero Gravity của mẫu siêu xe này có giá bán lên tới 14,4 triệu USD, sở hữu công suất 3.000 mã lực.
SP Automotive cho biết tốc độ tối đa của Chaos Zero Gravity là hơn 500km/h; tuy nhiên, thông tin này chưa được kiểm chứng.
9. Pagani Codalunga: 7,4 triệu USD
Được lấy cảm hứng từ nghệ thuật chế tác thân xe của Italy từ thập niên 60 của thế kỷ trước, Pagani Codalunga sở hữu ngoại thất cực ấn tượng và nội thất hoài cổ.
Dưới nắp ca-pô là động cơ V12 tăng áp kép 6.0L, cho công suất 829 mã lực và mô-men xoắn 809lb-ft, kết hợp với hộp số tuần tự 7 cấp, tạo cảm giác như lái xe đua. Pagani chỉ sản xuất 5 chiếc như vậy.
8. 777 Hypercar - 7,5 triệu USD
The 777 Hypercar là chiếc xe đua "siêu độc quyền", sử dụng khung gầm nguyên khối làm bằng vật liệu sợi carbon và lấy cảm hứng thiết kế từ LMP1.
Xe được trang bị động cơ V8 4.5L hút khí tự nhiên có tốc độ tối đa 9.000 vòng/phút, cho công suất 730 mã lực và tốc độ tối đa lên tới 370km/h.
7. Mercedes-Maybach Exelero - 8 triệu USD
Ra mắt vào năm 2004, Mercedes-Maybach Exelero được làm theo đơn đặt hàng của hãng lốp Fulda của Đức nhằm thử nghiệm các loại lốp tính năng vận hành cao mới.
Exelero được phát triển dựa trên một chiếc Maybach SW 38, sử dụng động cơ V12 tăng áp kép, cho công suất 690 mã lực và mô-men xoắn 1.020Nm. Chỉ duy nhất một chiếc Exelero được sản xuất, và hiện nó thuộc sở hữu của ngôi sao nhạc rap Jay-Z.
6 . Bugatti Centodieci - 9 triệu USD
Siêu phẩm Centodieci được thiết kế để kỷ niệm 110 năm thành lập hãng Bugatti và chỉ có 10 chiếc xuất xưởng. Một trong những người đã giành quyền sở hữu siêu xe cực hiếm này là ngôi sao bóng đá Cristiano Ronaldo.
Centodieci được phát triển dựa trên Chiron nhưng mượn một số chi tiết thiết kế của mẫu EB110, gồm lưới tản nhiệt hình móng ngựa cỡ nhỏ. Giống như các xe đời mới khác của Bugatti, mẫu Centodieci có tốc độ cực ấn tượng; nó chỉ mất 2,4 giây để tăng tốc từ 0 lên 100km/h và có tốc độ tối đa được giới hạn điện tử ở 380km/h.
5. Bugatti Chiron Profilée - 10,8 triệu USD
Dù trông có vẻ không khác gì xe Chiron thông thường, nhưng bản Profilée thực sự đặc biệt, khi chỉ có duy nhất một chiếc được sản xuất.
Vẫn dùng khối động cơ W16 dung tích 8.0L cùng 4 bộ tăng áp, cho công suất tối đa 1.500 mã lực, giống như các xe Chiron tiêu chuẩn, nhưng để tạo sự khác biệt bản Profilée được sơn màu bạc "Argent Atlantique" thửa riêng, với phần viền thân dưới được làm bằng vật liệu sợi carbon để trần, màu xanh Bleu Royal Carbon.
Bộ mâm được sơn màu xanh Le Patron, tương đồng với phần viền thân dưới bằng sợi carbon, trong khi cánh gió đuôi vịt khác lạ cũng là đặc điểm nhận diện của phiên bản độc nhất vô nhị này.
Không gian bên trong xe cũng có nhiều chi tiết độc đáo, như da dệt thủ công cầu kỳ ở cụm điều khiển trung tâm, quanh táp-lô, ta-pi cửa và ốp sau ghế. Tông màu chủ đạo của nội thất là xám Gris Rafale và xanh Deep Blue.
4. Rolls-Royce Sweptail - 12,8 triệu USD
Sweptail là mẫu sedan độc bản của Rolls-Royce, ra đời hoàn toàn từ ý tưởng của một vị khách hàng đặc biệt cực kỳ am hiểu về các mẫu xe trong lịch sử lâu đời của hãng
Sweptail là sự kết hợp đầy sáng tạo của các chi tiết thiết kế lấy từ những chiếc Rolls-Royce coupe cổ, như đường uốn tạo hình nóc xe lấy cảm hứng từ mẫu Phantom II Streamline Saloon, kết hợp với những thiết kế mang hơi thở đương đại, như nóc xe bằng kính trải suốt chiều dài.
Nội thất của Sweptail tạo cảm giác như một spa khách sạn 5 sao; rộng rãi, ốp gỗ Paldao và Macassar Ebony, có khoang giữ lạnh champagne...
3. Bugatti La Voiture Noire - 13,4 triệu USD
La Voiture Noire chính thức ra mắt tại Triển lãm ô tô Geneva 2019. Với giá bán 13,4 triệu USD, Bugatti La Voiture Noire là mẫu xe đắt nhất trong lịch sử thương hiệu Pháp. Mẫu xe này gợi nhắc siêu phẩm Type 57 SC Atlantic mà Bugatti đã trình làng vào năm 2009.
Xe được trang bị động cơ W16 dung tích 8.0L đi kèm 4 bộ tăng áp, cho công suất 1.479 mã lực.
Thân xe được làm thủ công bằng vật liệu sợi carbon, với thiết kế liền mạch như một dòng chảy vừa mạnh mẽ vừa mềm mại. Cản trước và thân xe hòa làm một, trong khi thiết kế cửa sổ lấy cảm hứng từ kính mũ bảo hiểm, với kính chắn gió như nối liền vào cửa sổ.
2. Rolls-Royce Boat Tail - 28 triệu USD
Rolls-Royce Boat Tail là sản phẩm của Rolls-Royce Coachbuild, với nguồn cảm hứng đến từ đại dương. Theo đó, nắp cốp sau được làm bằng gỗ Caleidolegno, với hai cánh mở lật lên như cánh bướm, bản lề chạy dọc ở giữa, mở ra không gian bên dưới chứa tất cả những gì cần thiết cho một bữa tối thượng hạng.
Bên trong xe, màn hình trung tâm được bo viền, gợi hình ảnh buồng lái của tàu biển, cùng nhiều chi tiết khác mang hơi thở đại dương. Trên táp-lô mang phong cách tối giản của phiên bản Boat Tail có lắp hai chiếc Bovet 1822 của Thụy Sĩ.
1. Rolls-Royce La Rose Noire Droptail - 30 triệu USD
Bộ phận cá nhân hóa Coachbuild Design của Rolls-Royce đã giới thiệu mẫu xe mới tại sự kiện Monterey Car Week diễn ra gần đây tại Mỹ.
Với số lượng giới hạn 4 chiếc trên toàn thế giới, Rolls-Royce La Rose Noire Droptail lấy cảm hứng từ loài hoa hồng Pháp có tên Black Baccara.
Xe vẫn được trang bị động cơ V12 tăng áp kép, dung tích 6,75 lít quen thuộc của Rolls-Royce, cho công suất 593 mã lực và mô-men xoắn cực đại 840Nm. Xe có thể đạt tốc độ 100km/h từ vị trí đứng yên trong chưa đầy 5 giây, tốc độ tối đa 250km/h.
Rolls-Royce không thông báo giá chính thức của phiên bản đặc biệt này, nhưng dự kiến ở quanh mức 30 triệu USD, thậm chí còn có nguồn tin cho rằng giá bán lên tới 35 triệu USD, đắt nhất thế giới.
Như vậy, danh sách 10 xe đắt nhất thế giới hiện nay có thêm 3 mẫu mới là Rolls-Royce La Rose Noire Droptail, 777 Hypercar và Bugatti Chiron Profilée.
Và đó là lý do 3 mẫu bị đẩy ra khỏi Top 10, gồm: Bugatti Mistral (5 triệu USD), Pagani Huayra Imola (5,4 triệu USD) và Bugatti Divo (5.8 triệu USD).
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy ở phân khúc gạo tiêu chuẩn 5% tấm xuất khẩu, giá gạo Việt đang đắt đỏ nhất trong nhóm các quốc gia xuất khẩu top đầu thế giới.
Cụ thể, giá gạo Việt ngày 3/12 ở mức 517 USD/tấn, cao hơn hàng cùng loại của Thái Lan 18 USD/tấn, hơn hàng Pakistan và Ấn Độ lần lượt 64 USD/tấn và 66 USD/tấn.