Tình Hình Chiến Tranh Nga Và Ukraine Ngày Hôm Nay

Tình Hình Chiến Tranh Nga Và Ukraine Ngày Hôm Nay

UAV Nga đẩy lùi 5 đợt tiến công của Ukraine ở Kursk: Trong 24 giờ gần nhất, các đơn vị chiến đấu của Nhóm quân phía Bắc thuộc quân đội Nga đã đẩy lùi 5 đợt tiến công khác của đối phương theo hướng khu định cư Plenkhovo ở Kursk.

UAV Nga đẩy lùi 5 đợt tiến công của Ukraine ở Kursk: Trong 24 giờ gần nhất, các đơn vị chiến đấu của Nhóm quân phía Bắc thuộc quân đội Nga đã đẩy lùi 5 đợt tiến công khác của đối phương theo hướng khu định cư Plenkhovo ở Kursk.

năm Nga sáp nhập Crimea và cuộc xung đột Ukraine ngày nay

Cách đây đúng một thập kỷ, Tổng thống Putin tiến hành sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga (trước đó, Crimea do Ukraine quản lý). Đến tháng 2/2022, Nga tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm vào Ukraine. Cho tới nay, xung đột vũ trang Nga - Ukraine đã bước sang năm thứ 3.

Lãnh đạo Crimea (thân Nga) bắt tay với Tổng thống Nga Putin vào ngày 18/3/2014 sau khi ký Hiệp ước Crimea gia nhập Nga. Ảnh: Sputnik.

Việc Nga chiếm được bán đảo Crimea một cách nhanh chóng và không đổ máu đã chạm sâu vào tình cảm ái quốc của người dân Nga và làm uy tín, tiếng tăm của ông Putin tăng vọt tại xứ Bạch Dương. Bán đảo Crimea từ trước đó đã là nơi đặt Hạm đội Biển Đen của Nga.

Sau đó, câu “Crimea là của chúng ta!” nhanh chóng trở thành một khẩu hiệu phổ biến tại Nga. Tổng thống Putin đã khơi gợi lại tình cảm dân tộc đó trong sự kiện văn hóa vào tối 18/3/2024 trên Quảng trường Đỏ để kỷ niệm tròn 10 năm ngày Nga sáp nhập Crimea. Tại sự kiện, ông Putin gọi việc sáp nhập này là “sự kiện vĩ đại trong lịch sử nhà nước chúng ta”.

Quyết tâm của Tổng thống Putin không thay đổi trong vấn đề Ukraine

Nay ông Putin đã tái đắc cử tổng thống Nga để tại vị thêm một nhiệm kỳ 6 năm nữa. Ông quyết tâm mở rộng các thành quả của mình tại Ukraine trong bối cảnh quân đội Nga giành được nhiều thành công trên chiến trường, còn viện trợ của phương Tây cho Ukraine sụt giảm mạnh.

Tổng thống Putin hiện vẫn chưa bộc lộ rõ mình muốn kiểm soát bao nhiêu phần trăm đất đai tại Ukraine. Tuy nhiên, một số phụ tá hàng đầu của ông vẫn đề cập chuyện đánh chiếm thủ đô Kiev và cắt đứt quyền tiếp cận của Ukraine đối với Biển Đen.

Xung đột Nga - Ukraine, cuộc xung đột lớn nhất tại châu Âu kể từ sau Thế chiến II, đã chứng kiến căng thẳng giữa Nga và phương Tây gia tăng tới mức độ hiếm thấy kể cả trong những khoảnh khắc lạnh gáy nhất của Chiến tranh Lạnh trước đây.

Khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, ông Putin nói rằng ông thuyết phục giới lãnh đạo phương Tây hãy lui lại. Mẹo của ông Putin khi ấy là nhắc nhở các quan chức phương Tây về năng lực vũ khí hạt nhân của Nga.

Từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, ông Putin thường xuyên đưa ra cảnh báo về nguy cơ chiến tranh hạt nhân và khả năng Nga triển khai các loại vũ khí hạt nhân của mình. Như mới đây, trong Thông điệp liên bang vào tháng 2/2024, Tổng thống Putin tuyên bố phương Tây có rủi ro hứng chịu chiến tranh hạt nhân nếu dính líu sâu vào cuộc xung đột ở Ukraine. Lần gần đây nhất, Tổng thống Putin nói rằng Nga sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu chủ quyền của Nga bị đe dọa.

Nhà phân tích Tatiana Stanovaya cho rằng ông Putin cảm thấy tự tin hơn bao giờ hết trong bối cảnh “điện Kremlin ngày càng tin tưởng vào lợi thế quân sự của mình ở Ukraine, còn phương Tây bộc lộ sự yếu thế và phân mảnh”.

Nhà lãnh đạo Nga 72 tuổi coi xung đột Ukraine là một trận chiến sinh tử của Nga chống lại phương Tây, trong đó Moscow sẵn sàng bảo vệ các thành quả của mình bằng mọi giá.

Mối bận tâm của ông Putin đối với vấn đề Ukraine thể hiện rất rõ trong cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Mỹ Tucker Carlson gần đây. Khi ấy, ông Putin đã có bài thuyết giảng dài nhằm chứng minh rằng phần lớn lãnh thổ Ukraine về mặt lịch sử từng thuộc Nga . Mười năm trước, ông đưa ra lập luận tương tự khi nói rằng Moscow cần bảo vệ những người nói tiếng Nga ở Crimea và giành lại lãnh thổ của mình.

Ông Putin từng hy vọng vào một thỏa thuận hòa bình

Khi vị tổng thống thân Nga tại Ukraine bị lật đổ vào năm 2014 (Moscow coi đây là đảo chính do Mỹ đạo diễn), Tổng thống Putin đã phản ứng bằng việc đưa quân tới chiếm bán đảo Crimea và kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga (phương Tây coi động thái này là bất hợp pháp).

Nga sau đó sáp nhập Crimea vào ngày 18/3/2014. Khi ấy chỉ có một số nước như Triều Tiên và Sudan công nhận động thái này.

Các tuần sau đó, lực lượng ly khai gốc Nga phát động cuộc nổi dậy ở miền Đông Ukraine, chiến đấu với lực lượng Kiev. Lúc đó, điện Kremlin từ chối gửi quân và vũ khí ủng hộ lực lượng nổi dậy dù rằng phương Tây cho rằng Nga có động thái giúp đỡ đó.

Sau này, những người mang quan điểm cứng rắn tại Nga đã chỉ trích ông Putin năm đó đã không chiếm trọn luôn Ukraine trong bối cảnh chính phủ Kiev có nhiều bất ổn và quân đội Ukraine còn non yếu.

Thay vì can thiệp quân sự, nhà lãnh đạo Putin lựa chọn một giải pháp hòa bình cho miền Đông Ukraine . Ông Putin khi ấy hy vọng thỏa thuận đó sẽ cho phép Moscow gây ảnh hưởng với nước láng giềng.

Thỏa thuận Minsk 2015, do Pháp và Đức làm trung gian sau những thất bại của lực lượng Kiev, buộc Ukraine phải trao cho các vùng ly khai quyền tự trị rộng rãi, bao gồm việc hình thành lực lượng cảnh sát riêng.

Nếu thỏa thuận này được thực hiện đầy đủ, nó sẽ cho phép Moscow tạo ảnh hưởng lên các chính sách của Kiev và ngăn Ukraine gia nhập khối quân sự NATO. Tuy nhiên, nhiều người Ukraine lại xem thỏa thuận đó là sự phản bội các lợi ích dân tộc.

Nga xem việc ông Zelensky đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống Ukraine năm 2019 như cơ hội để hồi sinh lại thỏa thuận Minsk. Thế nhưng, ông Zelensky không thay đổi lập trường của mình, khiến thỏa thuận tiếp tục bị đình trệ, còn ông Putin thì ngày càng không hài lòng.

Kịch bản Crimea không lặp lại, Nga vẫn giành lợi thế lớn

Khi Tổng thống Putin tuyên bố mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine vào ngày 24/2/2022, Nga hy vọng Ukraine sẽ thất thủ nhanh chóng như ở Crimea. Nhưng nỗ lực đánh chiếm thủ đô Kiev đã thất bại và quân Nga buộc phải rút khỏi ngoại ô thành phố này.

Nhà phân tích chính trị người Nga Abbas Gallyamov cho rằng ông Putin vào đầu năm 2022 từng có ý định lặp lại kịch bản Crimea trên một quy mô lớn hơn.

Tuy nhiên khi Ukraine phản công vào mùa thu 2022, quân Nga đã phải rút khỏi nhiều vùng rộng lớn ở miền Đông và miền Nam Ukraine.

Thế nhưng tình hình lại thay đổi một lần nữa. Vào năm 2023, cuộc phản công của Ukraine thất bại thảm hại. Ukraine đã không thể cắt đứt được hành lang đất của Nga nối tới Crimea. Lực lượng quân sự của Kiev hứng chịu thương vong lớn khi cố gắng đột phá qua phòng tuyến nhiều lớp của Nga.

Lúc phương Tây bắt đầu giảm sự hậu thuẫn cho Ukraine do tình hình chính trị nội bộ ở Mỹ và Ukraine cạn kiệt vũ khí đạn dược thì quân đội Nga gia tăng áp lực dọc theo tiền tuyến hơn 1.000km, sử dụng hàng trăm ngàn lính tình nguyện và những vũ khí mới bổ sung.

Sau khi chiếm được thành trì lớn của Ukaine ở phía Đông là Avdiivka vào tháng 2/2024, Nga đã thọc sâu hơn nữa vào tỉnh Donetsk, còn Tổng thống Ukraine Zelensky khẩn thiết xin phương Tây viện trợ thêm vũ khí cho họ.

Đứng trước Hạ viện Mỹ mới đây, Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) William Burns nhấn mạnh tính cấp bách của viện trợ quân sự từ Mỹ. Ông Burns nói: “Theo đánh giá của chúng tôi, nếu được viện trợ bổ sung, Ukraine có thể tự giữ được tiến tuyến trong suốt năm 2024 và sang đầu năm 2025. Ngược lại, nếu không nhận được viện trợ, Ukraine sẽ mất đất, có thể là đáng kể lãnh thổ trong năm 2024 này, như đã xảy ra tại Avdiivka”.

Giới phân tích nhận định Ukraine đang ở trong thế nguy hiểm khi dòng viện trợ từ phương Tây suy giảm. Ben Barry - nghiên cứu viên cao cấp tại Viện quốc tế Nghiên cứu chiến lược (IISS, có trụ sở ở London) cho rằng trong kịch bản xấu nhất, một số chiến tuyến của Kiev có thể sụp đổ.

(CAO) Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ nước Nga sẽ bị Moscow coi là sự tham gia trực tiếp của khối này vào cuộc chiến.

Bình luận của Putin được đưa ra khi các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và phương Tây ngày càng để ngỏ khả năng dỡ bỏ lệnh hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng các hệ thống vũ khí tầm xa do Hoa Kỳ cung cấp để tấn công sâu vào đất Nga.

"Điều này có nghĩa là các nước NATO - Hoa Kỳ và các nước châu Âu - đang có chiến tranh với Nga" – ông Putin nói với các phóng viên hôm 12/9.

"Và nếu đúng như vậy, thì khi cân nhắc đến sự thay đổi về bản chất của cuộc xung đột, chúng tôi sẽ đưa ra quyết định phù hợp để ứng phó với các mối đe dọa mà chúng tôi sẽ phải đối mặt" – ông Putin nói thêm.

Mặc dù Hoa Kỳ đã thay đổi chính sách của mình để cho phép các cuộc tấn công xuyên biên giới hạn chế vào Nga bằng vũ khí do Washington cung cấp, nhưng chính quyền của Tổng thống Joe Biden vẫn chưa cho phép các cuộc tấn công bằng vũ khí tầm xa hơn.

Các quan chức Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng việc cho phép Ukraine tấn công sâu vào bên trong nước Nga có thể làm leo thang xung đột và khiến Nga tiếp tục cáo buộc Mỹ là một phần của cuộc chiến. Một quan chức Hoa Kỳ nói với CNN rằng tình báo nước này phát hiện Nga đã di chuyển một số tài sản ra khỏi tầm với của các vũ khí tấn công tầm xa.

Trong chuyến thăm gần đây tới Kyiv, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đưa ra đề xuất mạnh mẽ nhất từ ​​trước đến nay rằng Nhà Trắng vẫn có thể dỡ bỏ các hạn chế theo sự thay đổi chiến lược.

Nga bị phá huỷ sau vụ tấn công của Ukraine ở bán đảo Crimea

"Ngay từ ngày đầu tiên, như các bạn đã nghe tôi nói, chúng tôi đã điều chỉnh và thích nghi khi nhu cầu thay đổi, khi chiến trường thay đổi, và tôi không nghi ngờ gì rằng chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy khi tình hình thay đổi" - Blinken phát biểu cùng với ngoại trưởng Ukraine - Andrii Sybiha và ngoại trưởng Anh - David Lammy.

Blinken cho biết ông đã thảo luận về các hạn chế với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và sẽ báo cáo lại với Tổng thống Biden. Biden đang phải đối mặt với áp lực trong nước từ các nhà lập pháp ở cả hai đảng để nới lỏng các hạn chế khi Ukraine đang phải vật lộn để củng cố các bước tiến trên chiến trường của mình.

Trong khi đó, nhóm nghị sĩ lưỡng đảng Ukraine đã kêu gọi Biden cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga bằng vũ khí tầm xa. Một nhóm các đảng viên Cộng hòa chủ chốt của Hạ viện cũng đã viết thư cho tổng thống Mỹ vào tuần này trước chuyến đi Ukraine của Blinken, lặp lại lời kêu gọi từ Zelensky về việc dỡ bỏ các hạn chế.

Mỹ lần đầu cung cấp cho Ukraine tên lửa thuộc hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội tầm xa (ATACMS), có tầm bắn tối đa khoảng 180 dặm (290 km) vào tháng 10/2023. Kyiv từ lâu đã kêu gọi các đồng minh phương Tây cho phép sử dụng các hệ thống vũ khí có thể cung cấp phạm vi tiếp cận xa hơn bên trong lãnh thổ Nga.

Cho đến nay, Ukraine đã sử dụng nguồn cung cấp ATACMS tầm xa hiện có của mình để nhắm vào các tài sản có giá trị cao của Nga ở bán đảo Crimea bao gồm hệ thống phòng không, kho đạn dược và sân bay.